Kênh Youtube trong Network của Yeah1 đăng tải video làm thịt loài chim nghi nằm trong sách đỏ, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt

T.HẠNH,
Chia sẻ

Đoạn video được kênh Youtube Ẩm thực Tam Mao đăng tải cho thấy quá trình làm thịt 1 con chim được cho là Diều hoa Miến Điện - 1 loài chim quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam. Cư dân mạng đã có nhiều phản ứng khác nhau về sự việc này.

Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán nhau về đoạn video xuất hiện trên Youtube có nội dung 2 người cùng làm thịt 1 con chim được cho là Diều hoa Miến Điện - 1 loài chim quý có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Đoạn video này có tên "Thần điêu xào sả ớt - cái kết của việc nuôi chim không cẩn thận" được đăng tải vào ngày 5/3 vừa qua bởi Ẩm thực Tam Mao - 1 kênh Youtube thuộc quản lý của Yeah1 Network.

Kênh Youtube trong Network của Yeah1 đăng tải video làm thịt loài chim nghi nằm trong sách đỏ, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt - Ảnh 1.

Nhóm người cùng làm thịt con chim được cho là Diều hoa Miến Điện - Ảnh cắt từ video

Theo nội dung đoạn video do Ẩm thực Tam Mao đăng tải, 2 người trong video gồm 1 người lớn và 1 trẻ em cùng nhau vặt lông một con chim khá lớn có lông màu đen, xám và trắng (con chim đã chết từ trước đó). Sau khi vặt lông, nhóm người này tiến hành chặt miếng và bày thịt chim lên đĩa.

Kênh Youtube trong Network của Yeah1 đăng tải video làm thịt loài chim nghi nằm trong sách đỏ, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt - Ảnh 2.

Con chim sau khi bị tách khỏi bộ lông - Ảnh cắt từ video

Kênh Youtube trong Network của Yeah1 đăng tải video làm thịt loài chim nghi nằm trong sách đỏ, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt - Ảnh 3.

2 nhân vật trong video tiến hành chặt thịt chim và bày ra đĩa - Ảnh cắt từ video

Trong video, mặc dù các nhân vật của Ẩm thực Tam Mao không lên tiếng cho biết con chim mình làm thịt thuộc loài nào nhưng nhiều cư dân mạng lại khẳng định đó chính là Diều hoa Miến Điện, 1 loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, bị cấm săn bắt, khai thác thương mại và giết thịt.

Kênh Youtube trong Network của Yeah1 đăng tải video làm thịt loài chim nghi nằm trong sách đỏ, cộng đồng mạng phản ứng gay gắt - Ảnh 4.

Cận cảnh 1 con chim Diều hoa Miến Điện còn sống - Ảnh: Vietnamnet

Hàng loạt bình luận dưới video của Ẩm thực Tam Mao khẳng định con chim trong video là Diều hoa Miến Điện quý hiếm - Ảnh chụp màn hình

Hiện tại, video trên của Ẩm thực Tam Mao đã biến mất trên Youtube khi số lượt xem đã lên tới hàng trăm ngàn lượt. Dù chưa thể làm rõ thực hư con chim trong video có thật sự là Diều hoa Miến Điện hay không nhưng cư dân mạng đã có nhiều phản ứng khác nhau về sự việc.

Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng nếu thật sự ekip quay video đã làm thịt động vật quý hiếm thì đây quả là 1 hành vi rất đáng lên án, mong có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để làm rõ, xử lý vụ việc.

Anh H.T bình luận: "Loài chim bị cấm giết thịt thế kia mà nhóm này vẫn làm rồi quay video được, mong công an điều tra rõ nhóm này rồi xử lý cho thật nghiêm".

"Mấy người này thích nổi tiếng đây mà, nhưng nổi tiếng kiểu này làm sao bền cơ chứ, vi phạm pháp luật. Công an vào cuộc là hết làm ăn" - bạn Q.B viết.

Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít người lại cho rằng trong khi chưa xác định cụ thể được con chim bị làm thịt trong video là loài nào thì chưa thể kết luận đúng sai.

"Chắc gì đã là Diều hoa Miến Điện mọi người ơi, phải tìm hiểu cho kỹ đã. Trước có ông giám đốc nào ở Đắk Nông cũng bị nghi là làm thịt Phượng hoàng đất đó, nhưng thật ra chỉ là chim Cao cát thôi" - anh M.K nêu quan điểm.

Hiện sự việc trên vẫn đang được quan tâm trên MXH.

Trước đó, Yeah1 Network - đơn vị quản lý kênh Ẩm thực Tam Mao bị cho đang dung túng cho các kênh YouTube có nội dung lệch chuẩn. Vào năm 2017, công ty này cũng từng bị Bộ TT-TT xử phạt hành chính 20 triệu đồng vì thiếu chặt chẽ khi kiểm soát nội dung của những video clip "Spiderman Elsa".

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, diều hoa Miến Điện hay ó hoa Miến Điện là một loài chim săn mồi có kích thước vừa thuộc họ Ưng. Loài chim này có mức độ bảo tồn thuộc nhóm đang thuộc nhóm IIB - nhóm động vật bị đe dọa và quý hiếm. Các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại các loài này yêu cầu phải có giấy phép.
Chia sẻ