Harvard phát hiện: Trước 10 tuổi, trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, tương lai xán lạn hay không phụ thuộc rất lớn!

Bảo Tín,
Chia sẻ

Một đứa trẻ được "khai mở đúng lúc" sẽ tạo ra khoảng cách vượt trội trong tương lai.

Trong hành trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc phụ huynh thường mang tâm lý: "Con mình không bằng người khác là do… mình không đủ tiền". Họ tự ti vì sống ở thành phố nhỏ, trường học kém chất lượng, không đủ khả năng mua nhà ở khu học tốt, hay chi tiền cho những lớp học đắt đỏ. Nhưng nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Sự khác biệt lớn nhất giữa trẻ không nằm ở vật chất, mà là ở thời điểm cha mẹ bắt đầu khai mở trí tuệ cho con.

Harvard phát hiện: Trước 10 tuổi, trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, tương lai xán lạn hay không phụ thuộc rất lớn!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Nghèo đói có thể làm tổn thương trí não trẻ, nhưng...

Một nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) so sánh hình ảnh chụp cộng hưởng từ não bộ của 1.099 trẻ từ 3-20 tuổi. Kết quả cho thấy: Trẻ đến từ gia đình thu nhập dưới 25.000 USD/năm có lớp vỏ não mỏng hơn 6% so với trẻ từ gia đình có thu nhập trên 150.000 USD/năm. Với trẻ gần mức nghèo, con số này thậm chí lên tới 10%.

Sự thiếu hụt này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ, tư duy và kiểm soát hành vi. Trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, áp lực sinh tồn và bất ổn gia đình khiến não bộ ưu tiên phát triển khả năng phản ứng sinh tồn thay vì tư duy cao cấp. Điều này làm suy giảm trí tuệ.

Tạp chí Neurodevelopmental Disorders cũng chỉ ra: Áp lực tinh thần từ sớm ức chế sự phát triển vùng vỏ não trước trán – trung tâm điều khiển tư duy, tập trung và khả năng điều hành. Căng thẳng kéo dài còn làm teo vùng hải mã (liên quan đến trí nhớ), kích hoạt quá mức vùng hạch hạnh nhân (liên quan đến phản ứng sợ hãi), khiến trẻ khó duy trì hứng thú và ghi nhớ thông tin.

Những người suy nghĩ quá nhiều từ nhỏ là do chịu quá nhiều áp lực từ nhỏ và không thể giải quyết được. Cảm giác bất lực này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vỏ não, làm giảm khả năng học tập, khiến họ trở nên thiếu tự tin và tự ti.

Harvard: Trẻ có 3 "thời điểm vàng" để phát triển trí não trước tuổi 10

Nghèo đói có thể ảnh hưởng não bộ, nhưng nó có thể thay đổi được. Do đó, nếu cha mẹ muốn đầu tư vào giáo dục cho con cái, họ có thể tạo ra một môi trường tốt cho sự phát triển não bộ và trạng thái tinh thần phù hợp cho sự phát triển não bộ.

Một nghiên cứu do Giáo sư Richard Weissbourd, nhà khoa học về hành vi trẻ em tại Đại học Harvard thực hiện đã phát hiện ra rằng có một giai đoạn phát triển não bộ đỉnh cao của trẻ và trẻ em có ba cơ hội để trở nên thông minh hơn trước 10 tuổi. Giai đoạn phát triển não bộ đỉnh cao đầu tiên là từ 0 đến 6 tuổi.

❶ Giai đoạn 0 - 3 tuổi: Quan trọng nhất là... "nói chuyện"!

Đây là giai đoạn đầu tiên và nền tảng nhất cho sự phát triển trí não. Một nghiên cứu nổi tiếng kéo dài 2,5 năm của các nhà ngôn ngữ học Mỹ đã chỉ ra: Trẻ em ở gia đình nghèo đến 4 tuổi nghe ít hơn 30 triệu từ so với trẻ em ở gia đình khá giả. Sự chênh lệch này tương ứng với IQ trung bình thấp hơn gần 40 điểm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mới của MIT cho thấy: Chất lượng trò chuyện quan trọng hơn số lượng từ. Những đứa trẻ thường xuyên tương tác, đối thoại với cha mẹ sẽ phát triển vượt trội vùng não ngôn ngữ và xã hội.

Gợi ý thực hành: Thay vì ép con học từ sớm, hãy trò chuyện thật nhiều với con về bất kỳ điều gì! Ví dụ: "Nếu con có 100 ngàn, con sẽ tiêu thế nào?", "Nếu con là cô giáo, con sẽ xử lý bạn không nghe lời ra sao?", hay "Nếu chó biết nói, nó sẽ nói gì với con?"...

Việc "nói chuyện nhảm" trước giờ đi ngủ tưởng chừng vô thưởng vô phạt lại chính là liều thuốc kích hoạt sự phát triển trí não toàn diện nhất.

❷ Giai đoạn 3 - 6 tuổi: Đầu tư vào trí nhớ

Đây là giai đoạn mà não bộ, đặc biệt là vùng hải mã (liên quan đến trí nhớ dài hạn) phát triển nhanh nhất. Nếu biết cách luyện tập, trẻ có thể hình thành trí nhớ bền vững và tăng hiệu quả học tập gấp 3 lần.

Quy tắc 4 lần ôn tập theo khoa học não bộ:

Lần 1: Ngày hôm sau khi học

Lần 2: Sau 1 tuần

Lần 3: Sau 2 tuần

Lần 4: Sau 1 tháng

Quy trình này đánh lừa hải mã, giúp não ghi nhớ thông tin là "quan trọng" và đưa vào trí nhớ dài hạn.

Ba việc nên làm mỗi tối:

Học 10 phút từ vựng tiếng Anh: Mỗi ngày 3 từ, 1 năm đã có 1.000 từ. 

Học thuộc 10 phút văn, thơ văn bắt buộc. Học sớm giúp trẻ nắm chắc kiến thức nền, không sợ các câu hỏi dạng điền từ, phân tích văn học.

Luyện vài phép tính đơn giản: Củng cố phản xạ tính nhẩm, tăng tốc độ làm bài thi.

❸ Giai đoạn tiểu học: Rèn thói quen học tập và phát triển toàn diện

Thời kỳ này không cần quá tập trung vào thành tích, mà nên xây nền tư duy, khả năng tự học và tính kỷ luật, những yếu tố quyết định sự bứt phá sau này.

Phương pháp "học thông minh" được khuyên dùng:

Phương pháp học của Feynman: Học đến đâu, dạy lại người khác đến đó. Nếu giảng được cho người khác hiểu, thì chính là hiểu sâu. Mỗi tối dành 15 phút "làm thầy cô": Chọn 1 kiến thức bất kỳ và giảng lại cho bố mẹ.

Phân chia thời gian khoa học, học và chơi đan xen.

Đừng đợi có tiền mới dạy con, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt

Khác biệt lớn nhất giữa những đứa trẻ không nằm ở giàu, nghèo, mà là ở cách cha mẹ đầu tư vào thời điểm vàng phát triển trí não.

Từ 0-3 tuổi: Trò chuyện nhiều để khai mở ngôn ngữ và cảm xúc

Từ 3-6 tuổi: Rèn luyện trí nhớ theo quy luật khoa học

Từ 6-10 tuổi: Xây dựng thói quen học tập, nuôi dưỡng khả năng tự học và logic

Một đứa trẻ được "khai mở đúng lúc" sẽ tạo ra khoảng cách vượt trội trong tương lai, không chỉ ở điểm số, mà ở tư duy, nhân cách và ý chí.

Chia sẻ