Hành trình yêu thương của “Chị Tôi”

Admicro - Thùy Dương,
Chia sẻ

Mục tiêu mang lớp dạy nghề miễn phí đến 30 tỉnh thành, giúp đỡ 1.000 phụ nữ có cơ hội thoát nghèo của chương trình “ENAT – Chị Tôi” năm 2013 đang trở nên sôi nổi.

Các lớp học liên tục mở ra ở nhiều địa phương theo nhu cầu lao động và đặc thù của từng vùng miền. 
 
Nếu như năm 2012, chương trình chỉ triển khai ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ thì năm nay mục tiêu của “ENAT – Chị Tôi” là đến với các vùng sâu, vùng xa. Trong hành trình yêu thương đến khu vực phía Bắc, “Chị Tôi” đã dừng chân ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Phòng… với các lớp dạy đan lát, nấu ăn, móc chỉ… 
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 1
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 2
Lớp học ký thuật chế biến món ăn Bắc Kạn 
 
Ngoài lớp may công nghiệp ở Lâm Đồng dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số, “Chị Tôi” đến với khu vực Tây Nguyên, “Chị Tôi” còn mở những lớp học đặc thù của khu vực này như lớp học chăm sóc cà phê tại Gia Lai. Chị em phụ nữ rất háo hức tham gia lớp học vì biết thêm được những kiến thức bổ ích. Tham gia lớp học này, chị em tự tin hơn với “tay nghề” mình có được, không sợ thất nghiệp khi mùa vụ thu hoạch cà phê đến. 
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 3
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 4
Lớp học chăm sóc cà phê 
 
Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài mỗi năm 2-3 vụ lúa, thời gian còn lại đa số phụ nữ nông thôn đều rảnh rỗi, nếu không ai thuê làm công nhật thì cũng ở nhà nội trợ. Những lớp học se chỉ dừa, chằm nón, bó chổi ở Bến Tre, Hậu Giang giúp chị em tận dụng những ngày nông nhàn kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình. Đây cũng là những nghề truyền thống, tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương nên khi học được nghề, các chị em sẽ làm quanh năm, chẳng mấy chốc cuộc sống gia đình khá lên. 
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 5
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” 6
Lớp may dân dụng Cà Mau 
 
Hành trình yêu thương của “Chị Tôi” chưa dừng lại ở đây mà còn tiếp tục lan toả đến những nơi còn phụ nữ khó khăn, gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nơi nào còn phụ nữ khó, nơi đó có “Chị Tôi”. Có thể nói như vậy bởi chương trình là chuỗi hoạt động cam kết lâu dài giữa Hội LHPN Việt Nam và công ty MegaWecare – nhãn hàng ENAT. Mong muốn phụ nữ thoát nghèo, cuộc sống khá hơn, con cái được đến trường, sửa nhà, mua sắm vật dụng mới trong nhà… là những đích đến của chương trình sau những lớp học nghề miễn phí. 
 
Không chỉ chăm lo cuộc sống, “ENAT – Chị Tôi” còn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe,tinh thần, làm đẹp… cho chị em qua việc mở kênh tư vấn online www.vedeptunhien.com.vn và trang mạng xã hội www.facebook.com/EnatChitoi - nơi các chị em có thể tham gia trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
 
Chia sẻ