Hai căn hộ 35m² với phong cách trang trí công nghiệp nhưng lãng mạn đến khó tin
Nhắc đến phong cách công nghiệp ai cũng nghĩ đến sự khô cứng nhưng 2 căn hộ dưới đây sẽ chứng minh cho chúng ta thấy điều hoàn toàn ngược lại.
1. Căn hộ này là sự kết hợp hoàn hảo giữa chức năng và việc bài trí – mọi đồ dùng đều có mục đích sử dụng trong khi vẫn đóng góp cho thẩm mỹ tổng thể. Kết quả là một phong cách nội thất pha trộn giữa thiết kế truyền thống và phong cách công nghiệp, thiết lập một phong cách đậm chất cá tính mặc dù diện tích mặt sàn bị giới hạn.
Không có nhiều không gian để trang trí thêm, phòng khách mở này dựa vào kết cấu để tạo nên sự nổi bật cho riêng nó. Gạch thô và gỗ phong hóa tạo cảm giác mộc mạc so với những ngôi nhà đô thị làm bằng xi măng.
Mặc dù bố cục tổng thể của nội thất rất hẹp, nhưng điều thú vị là sàn nhà lại dàn thành hàng với cửa ra vào hơn là với những bức tường chính. Dòng chảy chéo tạo một cảm giác không thể cưỡng lại của chuyển động.
Chiếc ghế màu đỏ cam này là một thiết kế biểu tượng của thiết kế nửa cuối thập kỷ do nhà thiết kế Arne Jacobsen thiết kế vào năm 1958. Những chiếc đèn lồng lại là một nét hiện đại của một phong cách thực dụng cổ điển, hoàn hảo cho ngôi nhà pha trộn phong cách này.
Nhìn chung, phòng khách này có cảm giác giống như một ngôi nhà vậy. Dễ thích nghi, ấm áp, có mục đích và nhẹ nhàng, sử dụng cách bố trí giản đơn để tối đa tiềm năng của chính nó.
Phòng ngủ có một chút thay đổi. Nó vẫn duy trì một phong cách tương tự như phòng khách nhưng nhấn mạnh vào các yếu tố mộc mạc hơn là hiện đại. Các tính năng kim loại và đồ trang trí theo thiết kế hình học cũng không mất đi tầm nhìn của chủ đề công nghiệp của ngôi nhà.
Gỗ phong hóa và các loại vải dệt may màu da đã tạo cho căn phòng có một chút phong cách giống như một ngôi nhà đồng quê. Gỗ phong hóa là một trong những nguyên liệu cao cấp – hoàn hảo cho một nhà sưu tầm nghệ thuật thích sắp xếp lại mọi thứ.
Những chiếc đèn tường này là một ví dụ tuyệt vời của cơ khí công nghiệp được chuyển đổi sang thế giới thiết kế. Phong cách này được Jean-Louis Domecq thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc cơ khí của ông – tên của chiếc đèn này là Jielde đươc lấy từ những chữ cái đầu tiên trong tên của ông (JLD).
Một thiết kế quá hoàn hảo cho một ngôi nhà diện tích nhỏ như thế này.
2. Nếu như căn hộ đầu tiên sử dụng thiết kế kết hợp phong cách công nghiệp và mộc mạc, thì căn hộ này lại là sự kết hợp hoàn hảo của tất cả 4 phong cách: hiện đại, hình học, mộc mạc và công nghiệp. Sự kết hợp của các nguyên liệu được sử dụng ở đây rất tuyệt vời, vừa thô mộc giản đơn vừa sang trọng.
Gỗ tự nhiên, xi măng và các loại vải trung tính tạo nên phong cách của phòng khách. Chiếc đèn hình học rất nổi bật nhưng lại không tạo cảm giác lấn át không gian.
Chỉ 33 m2, ngôi nhà này có rất nhiều giải pháp bố cục độc đáo. Chiếc tủ này tạo không gian giặt là ngay bên trong phòng khách – máy giặt và máy sấy được xếp chồng lên nhau nằm phía sau bảng gỗ màu nâu với một tủ quần áo kẻ sọc ngay bên cạnh.
Phòng bếp được dấu trong một hốc nhỏ. Góc bếp này không được ánh sáng tự nhiên chiếu đến nhưng lại được bao quanh bởi các nguyên liệu màu tối.
Các sợi dây thép trải rộng khắp một trong những bức tường bếp để làm nơi treo khăn tay và thậm chí là cả một vài chiếc ghế nữa.
Những viên gạch hình học như thế này giúp tăng thêm cảm giác thự cho chiều sâu của bức tường bếp.
Mặc dù bếp có rất nhiều khu vực lưu trữ, nhưng cũng vẫn có thêm một vài chiếc tủ ở bên ngoài.
Bức tường gỗ với những đường vân lượn sóng và bảng đầu giường bằng da tạo cảm giác giống như đường dốc. Trang trí đơn giản, nhưng những chiếc đèn treo này và sự kết hợp chiếc khung rỗng tạo nên một sản phẩm DIY tuyệt vời.
Các bức tường bảng đầu giường là một yếu tố tuyệt vời cho thiết kế với những gam màu đậm, nhưng rất nhiều nhà thiết kế để mảng tường đối diện của căn phòng đơn giản vì lý do ít gây nhiễu thị giác giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tổng hợp