Hà Việt Hoàng (Siêu Trí Tuệ) tẽn tò thừa nhận chuyện rớt môn ở Bách khoa, nghe đến tên môn học dân khối A nào cũng sợ giùm

Vũ Trịnh,
Chia sẻ

Độ khó của chương trình học tại ĐH Bách khoa đúng là không "nhân nhượng" một ai!

Đại học Bách khoa Hà Nội luôn nằm trong top những ngôi trường có điểm đầu vào cao nhất cả nước. Kể cả sau khi vào được trường rồi, các sinh viên phải đối mặt với bài toán làm sao để ra được trường đúng hạn vì như PGS.TS Nguyễn Phong Điền, phó hiệu trưởng nhà trường từng lên tiếng: "Đúng là Bách khoa đầu vào và đầu ra đều rất khó. Dù thí sinh được tuyển chọn vào đều rất giỏi nhưng vào trường vẫn phải học chăm, giữ vững phong độ, chứ không được phép xả hơi. Nhưng điều đó cũng xứng đáng thôi vì tương lai nghề nghiệp cho các em rất hứa hẹn".

Đến ngay cả anh chàng Siêu Trí Tuệ Hà Việt Hoàng từng nổi tiếng rần rần vì giải được ô chữ bách khoa toàn thư trong thời gian ngắn cũng không thể thoát khỏi cảnh bị chương trình học khó nhằn của trường Bách khoa làm khó.

Hà Việt Hoàng chia sẻ chuyện mình bị rớt môn ngay trên sóng truyền hình (Nguồn: VTV24 - CTU)

Trong một cuộc phỏng vấn với VTV24, khi được MC hỏi liệu với thí sinh Siêu Trí Tuệ, chương trình học siêu khó của Bách khoa có trở nên nhẹ nhàng, nam sinh này đã thẳng thắn trả lời: "Quay trở về trường, khoác lên mình đồng phục Bách khoa, em cũng chỉ là cậu sinh viên bình thường thôi. Như bao người khác, hoàn toàn có thể trượt môn, hoàn toàn có thể học lại, không có bất kỳ ngoại lệ nào cả!".

Anh chàng cũng thú nhận luôn là mình sắp phải học lại môn đầu tiên trong học kỳ sau đó là môn Giải tích. Đây cũng được xem là môn học khó nuốt bậc nhất của sinh viên khối ngành Kỹ thuật - Điện tử.

Dù đoạn phỏng vấn đã lên sóng cách đây 2 năm, song đến nay vẫn rất viral trên MXH. Ngoài sự quan tâm đến nhân vật đình đám của Siêu Trí Tuệ thì điều người khác để ý đến thông qua nội dung của đoạn phỏng vấn đó là độ khó nhằn trong chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa.

Trong một phát biểu vào kỳ tuyển sinh năm ngoái, ĐH Bách khoa cho biết hằng năm có 700 - 800 sinh viên phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo được yêu cầu của nhà trường. Phần lớn là do khi vào học chểnh mảng, không có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Ngoài ra có 40% phải trả nợ môn đến năm thứ sáu mới ra trường được.

 - Ảnh 3.

Về bản thân Việt Hoàng, cậu bạn cũng từng bị netizen lấy ví dụ cho chuyện rớt môn ở ĐH Bách khoa. Nam sinh từng gay gắt thể hiện sự không hài lòng về điều này. Theo anh chàng, việc trượt môn, thi lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là bản thân bạn học kém, có thể là bạn lười, có thể môn học quá khó, cũng có thể là bạn chưa tìm ra phương pháp học đúng, không có tiêu chí nào để đánh giá chuyện học hành của người khác.

Để tránh gây hiểu lầm cho độc giả, Việt Hoàng cũng từng công khai luôn thành tích học tập của mình với điểm GPA học kỳ đạt 3.67/4.0, điểm số khiến cộng đồng mạng vô cùng ngưỡng mộ khi học tập tại Bách khoa.

 - Ảnh 4.

Chia sẻ