Hà Nội và miền Bắc mưa đến bao giờ?

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Mưa lớn đã gây ra ngập úng cho vùng đồng bằng, lũ lụt, sạt lở đất tại các vùng núi, ảnh lớn đến cuộc sống của người dân. Vậy đợt mưa tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên kéo dài đến bao giờ?

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Những ngày qua, các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ; Tây Nguyên đang trải qua đợt mưa diện rộng. Lượng mưa từ 19h ngày 16/9 đến 02h ngày 17/9 có nơi trên 70mm như: Thạch Kiệt (Phú Thọ) 81.2mm, Châu Khê (Nghệ An) 90.6mm, Hương Phú (Thừa Thiên Huế) 73.0mm, Phước Công (Quảng Nam) 74.8mm, Bình Thành (Bình Định) 99.2mm, Plei Kần (Kon Tum) 132.0mm, Ia Grăng (Gia Lai) 99.2mm, Đạ Pal (Lâm Đồng) 83.2mm,...

Mưa lớn đã gây ra ngập úng cho vùng đồng bằng, lũ lụt, sạt lở đất tại các vùng núi, ảnh lớn đến cuộc sống của người dân. Vậy đợt mưa tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên kéo dài đến bao giờ?

Hà Nội và miền Bắc mưa đến bao giờ? - Ảnh 1.

Đợt mưa ngày 10/9 tại Nghệ An gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng Thủy văn, ngày 17/9, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Nghệ An, Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông.

Riêng khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Từ trưa, chiều 17/9 mưa lớn ở Tây Bắc và Việt Bắc giảm nhanh, chỉ còn mưa rào và dông vài nơi.

Khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày và đêm 179, tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối).

Khu vực Hà Nội: Sáng ngày 17/9, có lúc có mưa rào và dông.

Dự báo: Mưa lớn tại Bắc Bộ giảm nhanh từ chiều 17/9, trong khi đó, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Mưa lớn tại miền Bắc cơ bản chấm dứt từ ngày 17/9, tuy nhiên đến khoảng ngày 20-21/9, Bắc Bộ tiếp tục đón một đợt mưa diện rộng khác do áp cao lục địa tăng cường yếu, từ ngày 22-23/9 được tăng cường mạnh hơn tại Bắc Bộ.

Hà Nội và miền Bắc mưa đến bao giờ? - Ảnh 2.

Hà Nội mát mẻ sau đợt mưa. Ảnh minh họa

Cảnh báo:

- Bắc Bộ: Từ đêm 19-22/9 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.

- Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: từ ngày 20-22/9, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Từ đêm 22-26/9 có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

- Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ: chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Nhận định thời tiết từ tháng 10 đến hết năm 2022

Mới đây, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phân tích, đánh giá tình hình khí tượng thủy văn nổi bật trong 02 tháng qua và đưa ra nhận định xu thế khí tượng thủy văn thời hạn mùa từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.

Theo đó, từ tháng 7/2022 đến nửa đầu tháng 9/2022, trên khu vực Biển Đông đã xuất hiện 01 ATNĐ và 03 cơn bão. Trong đó đáng chú ý là cơn bão số 02 (tên quốc tế là MULAN) và cơn bão số 03 (tên quốc tế là MA-ON) đều ảnh hưởng và gây mưa lớn cho khu vực các tỉnh Bắc Bộ.

Đặc biệt, đợt mưa do bão số 2 đã ghi nhận trạm Hoài Đức có lượng mưa ngày vượt giá trị lịch sử (GTLS) trong cùng thời kỳ tháng 8, với tổng lượng mưa (TLM) là 190mm vào ngày 11/8/2022 (kỷ lục trước đó là 123mm vào tháng 8/2016).

Hà Nội và miền Bắc mưa đến bao giờ? - Ảnh 3.

Từ tháng 7 đến nửa đầu tháng 9/2022, trên phạm vi cả nước có 09 đợt mưa diện rộng, đặc biệt trong đó tháng 8, tại một số nơi có TLM tháng và lượng mưa ngày vượt GTLS trong chuỗi số liệu quan trắc cùng thời kỳ. Ảnh minh họa.

Trong nửa đầu tháng 9/2022, TLM trên hầu khắp các khu vực cả nước phân bố mưa không đồng đều.

Về nhiệt độ cũng không có quá nhiều biến động so với cùng kỳ hằng năm.

Dự báo tình hình thủy văn từ tháng 10 đến tháng 12/2023, Trung tâm khí tượng đưa ra nhận định:

Trạng thái La Nina tiếp tục duy trì trong thời kỳ từ nay đến tháng 12/2022 với xác suất 80-90%.

Bão/ATNĐ: Từ nay đến tháng 3/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 05-07 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 02-04 cơn. Đề phòng xảy ra bão và mưa lớn dồn dập tại khu vực Miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. Có khả năng tháng 01/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

Nhiệt độ trung bình: Trong tháng 10/2022 trên phạm vi cả nước có xu hướng cao hơn so với TBNN khoảng 0,5 độ C.

Tháng 11-12/2022 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Hà Nội và miền Bắc mưa đến bao giờ? - Ảnh 4.

Nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Ảnh minh họa.

Lượng mưa: Khu vực Bắc Bộ: Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Bộ có xu hướng cao hơn từ 20-40%, riêng khu vực Tây Bắc (Lai Châu-Điện Biên) có lượng mưa thấp hơn từ 5-15% so với TBNN.

Từ tháng 11-12/2022, TLM tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN từ 15-25%, riêng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong tháng 11/2022 có TLM xấp xỉ so với TBNN.

Khu vực Trung Bộ: Tháng 10/2022, TLM ở Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20-50% so với TBNN. Tháng 11/2022, TLM tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ cao hơn từ 15- 30%; khu vực Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 60% so với TBNN cùng thời kỳ.

Từ tháng 12/2022, tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN từ 15-30%, riêng Nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40%.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Tháng 10/2022, TLM tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 40-80%, tại Nam Bộ TLM cao hơn từ 10-20% so với TBNN.

Tháng 11/2022, TLM tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 50- 100% so với TBNN cùng thời kỳ, có nơi cao hơn; tại khu vực Nam Bộ TLM cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Tháng 12/2022, TLM phổ biến ở mức cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Chia sẻ