Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa

Bài và ảnh: Lê Bảo, Văn Tiên,
Chia sẻ

Dịp Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị nhiều đồ đạc vàng mã, quần áo giấy đốt trong ngày "xá tội vong nhân" cũng như ăn chay, niệm phật cầu chúc nhiều điều tốt lành.

Dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "phá ngục; mở cửa mả" nơi cõi âm. Trong đó, đặc biệt vào đúng ngày Rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân" người dân cúng cô hồn tức là cúng để cầu nguyện cho chúng sinh (xá tội vong nhân); cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn) đói khổ. Nhiều gia đình trên phố Cổ Hà Nội chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cúng rằm. Trong đó nghi lễ đốt vàng mã dù không được khuyến khích nhưng nhiều gia đình vẫn đốt vàng mã vì đây là tập tục lâu đời, mọi người đều cho là cần thiết.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 1.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào trưa ngày 5/9 (tức 15/7 Â.L) trên nhiều tuyến phố cổ tại Hà Nội đông đảo người dân xắp mâm lễ cúng cô hồn.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 2.

Ngoài cháo, bỏng, rượu, vàng mã thì người dân vừa cúng vừa đọc bài cúng cô hồn được in ra hoặc đọc trực tiếp trên điện thoại.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 3.

Mâm lễ cúng cô hồn tùy theo từng gia đình lựa chọn, người cầu kì, người đơn giản nhưng không thể thiếu vàng mã, vật dụng bằng giấy, tiền vàng để cúng xá vong nhân.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 4.

Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu ngày này vừa mang đồ cúng nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, không được giật lại vì như vậy là giành giật với "cô hồn".

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 5.

Ngay sau khi lễ cúng cô hồn xong, rất nhiều người dân Hà Nội đã tiến hành hóa vàng trước cửa gia đình.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 6.

Theo người dân quan niệm, việc đốt vàng mã trong ngày "xá tội vong nhân" sẽ xua điều xấu, đón điều tốt về với gia chủ.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 7.

Chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố cổ cho hay: "Những ngày gần đây người dân tiến hành cúng cô hồn nhiều, nhưng trong ngày Rằm tháng 7 thì buộc phải hóa vàng trước 12h trưa".

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 8.

Thời tiết Hà Nội khá nóng nên người đàn ông này phải cởi trần khi hóa vàng trên phố Hàng Buồm.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 9.

Theo ghi nhận, trong lễ cúng cô hồn năm nay người dân chỉ đốt vàng mã ở mức vừa phải chứ không tràn lan và nhiều như những năm trước.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 10.

Chủ một cơ sở kinh doanh du lịch cho biết, truyền thống từ ngàn đời nên vẫn theo cầu mong mọi chuyện suôn sẻ.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 11.

Với quan niệm "trần sao âm vậy" nên người sống cũng cố gắng làm tất cả bằng tấm lòng của mình với người đã khuất bằng cách đốt tiền vàng, đây cũng là cách để họ tin rằng người thân khi chết đi sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 12.

Theo người dân, việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính hình tượng, không sa đà vào mê tín, dị đoan, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 13.

Những chiếc lò tôn đỏ lửa trong lòng phố cổ Hà Nội ngày Rằm tháng 7.

Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, trưa 15-7 Âm lịch, các quán phục vụ đồ ăn chay ở Sài Gòn luôn tấp nập khách vào ra. Nhiều quán chay không còn đủ chỗ, cho khách ngồi, nhiều thực khách thay vì ngồi ăn tại quán đã chọn cho mình hình thức mua mang về.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 14.

Quán cơm chay Thuyền Viên lúc nào cũng đông nghẹt khách.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 15.

Người dân xếp hàng dài, chờ đợi đến lượt để mua cơm chay.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 16.

Bàn ăn trong quán chật kín, không còn một chỗ trống.

Tại quán cơm chay Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, rất đông người dân xếp hàng dài trước quán, chờ đợi mua đồ ăn mang về. Phải mất từ 15-30 phút, người dân mới mua được một phần cơm chay.

"Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước khi có điều động thêm nhân viên phục vụ, kê thêm bàn ghế nhưng giờ vẫn không đủ chỗ do khách đến quá đông, không kịp để phục vụ", một nhân viên tại quán cho biết.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 17.

Phía ngoài quán, xe cộ xếp hàng dài, lượng khách kéo đến mỗi lúc một đông.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 18.

Dù đã chuẩn bị trước nhưng nhiều nhân viên vẫn bị quá tải, không đủ để phục vụ nhu cầu.

Dù thời tiết khá nóng bức nhưng người dân vẫn vui vẻ xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình mua cơm chay. Không có cảnh chen lấn, xô đẩy nhau như mọi năm.

Tại các ngôi chùa lớn trên địa bàn TP.HCM, lượng người dân đổ về để đi lễ, cầu bình an mỗi lúc một đông. Lúc 12h tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM), nhiều người tấp nập vào ra chùa để thắp hương, thành tâm khấn vái.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 19.

Chùa Vĩnh Nghiêm tấp nập xe cộ ra vào của người đi lễ chùa.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 20.

Mặc trời nóng như đổ lửa, lượng người đến thắp hương mỗi lúc một nhiều.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 21.

Những đóa sen được chất đống xung quanh tượng Phật Quan Âm.

Chị Lan Anh (quận 3) chia sẻ: "Chị làm văn phòng ở gần đây, năm nào cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi chùa. Đến chùa là thấy bình yên hẳn, cầu mong mọi thứ được sum vầy, bố mẹ luôn khỏe mạnh để sống cùng con cháu".

Một số người mua những lồng chim được bày bán ngay tại chùa để phóng sanh. Những đóa hoa hồng cũng được các phật tử tại chùa cài lên ngực của những người ghé vào chùa để bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 22.

Những đóa hoa sen tô điểm cho ngôi chùa trong lễ Vu Lan báo hiếu.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 23.

Một phật tử cài lên ngực bà Bảy đóa hồng màu hồng.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 24.

Thật may mắn cho những ai còn đủ cha mẹ.

Cài lên ngực đóa hồng màu hồng, bà Bảy (75 tuổi) chia sẻ: "Mong mẹ già ở nhà được khỏe mạnh, bà chỉ biết cầu chúc mọi việc được bình an".

So với mọi năm, các ngôi chùa lớn tại TP.HCM không còn diễn ra tình trạng quá tải, người dân đi lễ chùa không còn chen lấn, xô đẩy nhau. Ai cũng rạng rỡ, cầu mong bố mẹ được khỏe mạnh, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 25.

Lượng người đổ về chùa đầu giờ chiều 15-7 Âm lịch mỗi lúc một nhiều.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 26.

Phóng sanh chim.

Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa - Ảnh 27.

Một du khách nước ngoài vui vẻ ghi lại khoảnh khắc lễ Vu Lan cùng người thân.

Chia sẻ