Giải đáp những hiểu lầm về chống thấm tường nhà
Chống thấm chỉ cần xi-măng hồ dầu là đủ, xảy ra thấm ở đâu thì chống ở đó, cứ sử dụng chất chống thấm phổ biến cho an toàn…
Những hiểu lầm này là nguyên nhân chính làm các gia chủ lơ là với lớp “áo giáp bảo vệ” ngôi nhà mình. Ông Cao Nguyên Toàn (Thanh Oai – Hà Nội) một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm giải, sẽ giải đáp những hiểu lầm trên.
Hiểu lầm 1: Trước hết, đầu tư chống thấm những nơi thường xuyên ẩm ướt: nhà vệ sinh, bể bơi, bồn hoa… Sau đó mới đến chống thấm tường ngoài trời.
Hầu như mọi vị trí trong ngôi nhà của chúng ta đều có thể bị thấm, dột. Nguyên nhân là do các tác động từ môi trường xung quanh: khí hậu ẩm, nắng nóng, mưa dầm… luôn nhằm vào những điểm yếu trong cấu trúc, vật liệu của ngôi nhà để “phá huỷ”. Do đó, những vị trí càng tiếp xúc nhiều với môi trường, chịu sự thay đổi nhiệt độ liên tục như tường đứng hai bên nhà, tường sau nhà… chính là những nơi cần chống thấm trước tiên.
Chống thấm tường là không chỉ chống thấm mà còn giúp tăng tuổi thọ công trình…
Hiểu lầm 2: Không cần thiết phải chống thấm tường từ đầu. Thấm ở đâu, chống ngay ở đấy vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.
Với chống thấm, lúc bạn nhìn thấy vết thấm nhỏ ở góc tường, thì thực ra cả mảng tường, thậm chí toàn bộ bề mặt tường đứng nhà bạn đã chịu đựng việc nước thẩm thấu từ rất lâu trước đó. Hậu quả dù bạn có chống thấm hiệu quả vị trí đó, thì tuổi thọ của cấu trúc khung kim loại, bê-tông của nhà bạn đã giảm đi đáng kể. Những tổn thất này nhiều hơn gấp 2 – 3 lần so với việc đầu tư chống thấm ngay từ đầu.
Hiểu lầm 3: Dùng xi-măng hồ dầu là đủ cho một lớp chống thấm hiệu quả.
Xi-măng trong xây dựng hoạt động như chất keo kết dính các thành phần khác nhau. Các tính chất vật lý của xi-măng hỗ trợ cho nhiệm vụ này: cấu trúc phân tử rỗng, tính thấm, tính khuyếch tán,… Tuy nhiên những tính chất này hoàn toàn không hỗ trợ trong việc chống thấm vì không tạo được lớp màng ngăn cản nước thấm qua bề mặt cũng như chịu đựng nhiệt độ thay đổi thất thường. Điều dễ thấy nhất là lớp hồ dầu nhanh chóng rạn nứt sau mùa nắng. Nước mưa sẽ dễ dàng ngấm vào tường qua các vết nứt này.
Chất chống thấm, ngược lại, được thiết kế chuyên biệt cho việc chống thấm tường. Đặc biệt, công nghệ Hydroshield tiên tiến nhất từ Dulux Weathershield còn tối ưu hoá các thành phần hoá học, tạo nên liên kết bền vững nhất. Nhờ đó, tạo nên bề mặt đanh chắc, không những không bị xốp như những chất chống thấm thông thường khác, mà còn đem lại hiệu quả chống thấm vượt trội trước mọi thời tiết khắc nghiệt.
Hiểu lầm 4: Sau khi làm sạch lớp sơn cũ trên tường, loại bỏ chất bẩn, rêu, nấm mốc là có thể bắt đầu chống thấm.
Đảm bảo tường phải sạch, khô và ổn định trước khi bắt đầu chống thấm là việc làm bắt buộc. Ngoài việc vệ sinh tường: loại bỏ hoàn toàn màng sơn cũ, các chất bẩn, nấm mốc, rong rêu… người thi công cần chú ý che lấp các vết nứt nhỏ nếu có. Cách thực hiện như sau: đục khe nứt rộng thành hình chữ V, làm sạch bụi và trét lại bằng hỗn hợp 5 cát, 3 xi măng thường và 0,8 chất chống thấm.
Lưu ý: với những bề mặt quá khô hoặc bề mặt hút nước cần được làm ẩm bằng cách lăn rulô được làm ẩm với nước sạch trước khi thi công.
Hiểu lầm 5: Chống thấm tường tuy có hiệu quả bảo vệ cao nhưng sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của tường nhà.
Tường dùng chất chống thấm thường có màu xám, xám trắng gần giống với màu xi-măng trộn chung . Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sơn màu trực tiếp lên lớp chống thấm này để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Cách thực hiện, bạn sơn một lớp sơn lót lên bề mặt tường, mục đích để chống kiềm từ bên trong tường. Sau đó, sơn 2 lớp chất chống thấm và đến 2 lớp sơn phủ. Không nên dùng bột trét trong hệ thống này vì màng sơn quá dầy dễ gây nên bong tróc.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm Dulux Weathershield Chất Chống Thấm tại đây hoặc truy cập Facebook: www.facebook.com/duluxvn hoặc gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn trực tiếp của Dulux: 1900 555 561 để biết thêm chi tiết.