Đi phỏng vấn, nam sinh tự nhận tốt nghiệp trường top nhưng đánh vần từ "hello" sai bét, bí mật động trời bị lật tẩy sau đó

Đông,
Chia sẻ

Sau tất cả, những bí mật về nam sinh này cũng bị bại lộ.

Một điều không thể phủ nhận các ngành liên quan đến khoa học máy tính đang rất hot. Độ “hot” của ngành này không chỉ nằm ở số lượng sinh viên đăng ký theo học, mà cả hàng dài đơn tuyển dụng các vị trí liên quan đến lĩnh vực này. Dĩ nhiên, giống như các ngành khoa học khác, để tìm được một công việc tốt, trình độ học vấn chỉ là điều kiện cần, sinh viên phải có kiến thức và năng lực thực sự mới có thể trở thành một lập trình viên giỏi được.

Tờ 163.com đưa tin, một nhà tuyển dụng tại Trung Quốc mới đây đã “tá hỏa” trong quá trình tìm kiếm ứng viên cho vị trí thực tập sinh lập trình cho công ty của mình. 

Trong quá trình lọc hồ sơ cho vị trí này, HR bỗng thấy CV của một sinh viên đến từ trường Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử - trường top đầu tại Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhận thấy đây là ứng viên tiềm năng, nên HR đã cho nam sinh pass qua vòng “gửi xe” để đến với vòng phỏng vấn.

Cứ tưởng đây sẽ là ứng viên sáng giá, nhưng sau khi đến vòng phỏng vấn thứ 2, HR đã được phen “sốc nặng”. Theo đó, dù nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi đơn giản nhưng nam sinh này đều không biết, thậm chí câu hỏi mang tính chuyên môn như “sự khác biệt giữa  i++ và ++i là gì” - câu hỏi cơ bản mà bất cứ sinh viên CNTT nào cũng phải biết, ứng viên cũng bó tay.

Lúc này, HR vô cùng bất lực. Nhưng vị này nghĩ rằng dù sao vị trí mà công ty đang muốn tìm kiếm chỉ là thực tập sinh, các sinh viên ứng tuyển vào công việc này thường là những “newbie” chưa làm việc thực tế bao giờ, nên đôi khi kiến thức chuyên môn chưa vững. Vậy nên, nhà tuyển dụng tìm hướng khác để kiểm tra ứng viên này. Nghĩ vậy, HR đã thay đổi yêu cầu thành viết chương trình Hello World đầu tiên trong C++. Cần biết đây là một bài tập căn bản khi bắt đầu học ngôn ngữ lập trình nói chung và C++ nói riêng và là chương trình đơn giản nhất mà một lập trình viên khi học các ngôn ngữ lập trình mới đều từng viết.

Bất ngờ thay, nam sinh này đã đánh vần sai ngay cả từ “hello world” - từ mà học sinh tiểu học có lẽ cũng biết và gõ thành “halle world”, các hàm khác cũng bị gõ sai chính tả. Điều này càng khiến HR thêm sững sờ. 

Đi phỏng vấn, nam sinh tự nhận tốt nghiệp trường top nhưng đánh vần từ "hello" sai bét, bí mật động trời bị lật tẩy sau đó - Ảnh 1.

Chương trình “Hello World” là bước đầu tiên hướng tới việc học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, tuy nhiên nam sinh ngay cả từ “hello” cũng gõ sai. (Ảnh minh họa)

Đi phỏng vấn, nam sinh tự nhận tốt nghiệp trường top nhưng đánh vần từ "hello" sai bét, bí mật động trời bị lật tẩy sau đó - Ảnh 2.

Các ngành liên quan đến khoa học máy tính đang rất hot hiện nay. (Ảnh minh họa)

Trước sự nghi ngờ của nhân viên tuyển dụng, nam sinh này liền lấy bằng tốt nghiệp của mình ra. Cũng chính vào khoảnh khắc đấy, HR phát hiện ngôi trường mà nam sinh này theo học thực chất là “Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử thành phố Thành Đô”, chứ không phải trường “Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử” - ngôi trường nằm trong nhóm 985 mà HR đang nghĩ đến. 

Tên của 2 ngôi trường này gần như giống nhau, chỉ khác biệt ở chỗ ngôi trường mà nam sinh đang theo học có thêm chữ “Thành Đô” ở phía sau. Trong CV, nam sinh này đã lược bỏ đi chữ Thành Đô để cho mình “giống” sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử. Đương nhiên, thứ bậc của 2 ngôi trường này trong BXH đại học tại Trung Quốc cũng khác nhau một trời một vực.

Và nam sinh đã bị loại ngay lập tức. Nhân viên tuyển dụng lúc này cảm thấy khó hiểu rằng mục tiêu cuối cùng của nam sinh khi “giả mạo” sinh viên trường top là gì? Họ có thực sự tin rằng mình là sinh viên của trường đại học 985 không? Dù tên trường có giống đến đâu thì điểm thi đại học cũng đâu thể giả mạo được? Chẳng lẽ các bạn sinh viên không thể tự nhận thức được điều khác biệt đó?

Tuy đồng cảm với HR vì trải nghiệm phỏng vấn không ưng ý nhưng nhiều netizen không quá đồng tình với cách đánh giá một ứng viên theo kiểu đánh đồng, phân biệt “trường top”, “trường không top” như HR kể trên. Bởi lẽ ở đâu cũng có người này, người kia. Không phải cứ trường top là 100% sinh viên đều giỏi và ngược lại. 

Suy cho cùng, mục tiêu quan trọng của việc học đại học không chỉ nằm ở việc tiếp thu kiến thức chuyên môn; mà còn hướng đến việc hình thành và phát triển những kỹ năng mềm, tư duy phản biện và khả năng tự học suốt đời. Đại học cung cấp một môi trường đa dạng, nơi sinh viên có thể tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau, từ đó mở rộng tầm nhìn và tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội.

Quãng thời gian đại học cũng giúp sinh viên rèn luyện bản lĩnh, ý thức trách nhiệm và sự độc lập cần thiết cho sự nghiệp tương lai của họ. Quan trọng hơn, đại học mang đến cơ hội nghiên cứu và sáng tạo, khuyến khích sinh viên không ngừng khám phá và đóng góp vào khoa học, công nghệ cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là bệ phóng vững chắc cho sự nghiệp và là cơ sở để họ trở thành công dân toàn cầu, có khả năng đối mặt với thách thức và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 

Sinh viên cần làm gì để phát triển bản thân toàn diện?

Để phát triển bản thân một cách toàn diện trong quá trình học đại học, sinh viên cần thực hiện một số việc sau:

1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Hiểu rõ mình muốn gì và đặt mục tiêu nghề nghiệp cụ thể để có hướng phấn đấu.

2. Học tập chăm chỉ: Cố gắng đạt kết quả học tập tốt, nắm vững kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

3. Rèn luyện kỹ năng mềm: Phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và lãnh đạo.

4. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Gia nhập câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, hoặc tình nguyện để mở rộng mạng lưới và học hỏi kỹ năng thực tế.

5. Thực tập và làm việc bán thời gian: Tìm cơ hội thực tập hoặc làm việc bán thời gian liên quan đến ngành học để tích lũy kinh nghiệm.

Đi phỏng vấn, nam sinh tự nhận tốt nghiệp trường top nhưng đánh vần từ "hello" sai bét, bí mật động trời bị lật tẩy sau đó - Ảnh 3.

Để phát triển bản thân một cách toàn diện trong quá trình học đại học, sinh viên cần có chiến lược cụ thể. (Ảnh minh họa)

6. Xây dựng mạng lưới quan hệ: Mở rộng mối quan hệ với giáo viên, bạn bè và các chuyên gia trong ngành nghề mà bạn quan tâm.

7. Cập nhật xu hướng ngành nghề: Theo dõi và nắm bắt những xu hướng mới trong ngành để không bị lạc hậu.

8. Phát triển tư duy phản biện: Luôn suy nghĩ một cách độc lập và phê phán để có thể đưa ra quan điểm và giải pháp của riêng mình.

9. Chăm sóc sức khỏe và tinh thần: Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và có thời gian nghỉ ngơi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt.

10. Học cách quản lý thời gian và tài chính: Hiệu quả trong việc sử dụng thời gian và quản lý ngân sách cá nhân sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống tự lập sau này.

Bằng cách thực hiện những điều trên, sinh viên có thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Tổng hợp

Chia sẻ