Đẻ 14 đứa con, phá sản vài lần nhưng cặp vợ chồng này không hề mắc nợ ai 1 đồng chỉ nhờ đúng 5 điều đặc biệt này

K.T,
Chia sẻ

Hai vợ chồng trẻ tại Mỹ đã có câu chuyện gây xôn xao dư luận cách về việc tiêu tiền và trả nợ. Dù có tới 14 đứa con, bị phá sản nhiều lần nhưng cặp đôi này chưa từng phải vay nợ ai. Những kinh nghiệm còn là động lực để họ phát hành một cuốn sách chia sẻ về lời khuyên tài chính.

Cặp vợ chồng Sam và Rob Fatzinger khiến ai cũng phải ngạc nhiên khi chia sẻ gia đình mình có tới 14 người con. Đối với nhiều gia đình, việc nuôi dạy 3 đứa con đã là điều không tưởng rồi, nhưng cặp vợ chồng này phải đối mặt với quá nhiều thứ phải chi tiêu từ 14 người con này.

Sam (53 tuổi) đang làm nội trợ và chồng cô là Rob (55 tuổi) là trụ cột gia đình với công việc trong ngành IT. Trong 30 năm kết hôn với 14 đứa con được ra đời, cặp vợ chồng này đã trải qua vài lần phá sản.

Thế nhưng sau tất cả, điều đáng kinh ngạc là cặp vợ chồng này còn không cần vay nợ bất cứ ai và cũng không có khoản nợ cần trả nào tới thời điểm này. Từ kinh nghiệm của mình, hai vợ chồng đã xuất bản một cuốn sách "A Catholic Guide to Spending Less and Living More" để đưa ra những lời khuyên hữu ích về quản lý tiền bạc.

Và dưới đây là một số lời khuyên được đúc kết từ cuốn sách của vợ chồng nhà Fatzinger:

1. Sống tiết kiệm bằng cách tự dạy con ở nhà

Đẻ tới 14 đứa con lại phá sản vài lần nhưng bằng 4 bí kíp "thần thánh" này đã giúp cặp vợ chồng không phải nợ nần bất cứ ai - Ảnh 2.

Lời khuyên của hai vợ chồng là cần thiết lập và ưu tiên những mục tiêu ngắn hạn. Việc sử dụng thẻ tín dụng tiết kiệm, hoặc không dùng cũng là một cách tiêu tiền có trách nhiệm.

"Chúng tôi không tiêu tiền trừ khi cảm thấy thật sự cần thiết. Trong 20 năm, chúng tôi chọn cách tự dạy con ở nhà thay vì cho chúng đến trường học thêm. Tuy nhiên, việc không chi tiêu trong thời gian dài cũng khiến vợ chồng tôi cảm thấy chán nản và nặng nề. Chính những sự trợ giúp tài chính từ gia đình, bạn bè và hàng xóm đã giúp cả gia đình tôi vượt qua được thời điểm khó khăn nhất. Những đứa con của tôi thậm chí cảm thấy gia đình mình trở thành triệu phú vì mua giấy vệ sinh giảm giá. Trước đó, đây là thứ mà chúng tôi không bao giờ mua".

2. Dạy 14 người con cách kiếm tiền để trang trải cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ

Đẻ tới 14 đứa con lại phá sản vài lần nhưng bằng 4 bí kíp "thần thánh" này đã giúp cặp vợ chồng không phải nợ nần bất cứ ai - Ảnh 3.

Những đứa trẻ nhà Fatzinger (trong độ tuổi từ 4 đến 31) đều làm việc từ khi còn khá nhỏ. Mục đích của việc này là để kiếm tiền mua đồ chơi, điện thoại và những thứ tương tự bởi chúng sẽ không được phát tiền tiêu vặt hàng tháng. Đến khi đủ tuổi lái xe, nếu chúng kiếm đủ tiền sẽ được phép mua một chiếc xe cũ giá rẻ.

14 người con của Rob và Sam đều không được bố mẹ hỗ trợ việc học đại học. Số tiền đó trích từ tiền chúng kiếm được, thậm chí nếu thừa còn tích cóp để trang trải những chi phí phát sinh trong việc học khác.

Không trả tiền học đại học cho các con là quyết định gây tranh cãi của vợ chồng nhà Fatzinger. Rob thừa nhận trong cuốn sách rằng họ là những bậc cha mẹ "keo kiệt" với chính con của mình.

Thời điểm hiện tại, đã có 8/14 người con của vợ chồng nhà Fatzinger ra ở riêng. Câu chuyện về kinh nghiệm tự lập tài chính của các con cũng được hai vợ chồng viết trong cuốn sách để nhấn mạnh rằng kinh nghiệm và trải nghiệm là người thầy tuyệt vời nhất.

Rob viết: "Đứa con 16 tuổi của tôi đã tự điền tờ khai thuế. Một đứa khác 19 tuổi đã lịch sự từ chối đưa ra lời khuyên cho cuốn sách vì bận làm việc. Là cha mẹ, điều tôi có thể giúp con mình là thiết lập mục tiêu tài chính giống như cách bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình. Việc đó bao gồm tìm ra điều gì là quan trọng nhất, lập kế hoạch và đầu tư nguồn lực phù hợp".

3. Ưu tiên các khoản chi bắt buộc

Đẻ tới 14 đứa con lại phá sản vài lần nhưng bằng 4 bí kíp "thần thánh" này đã giúp cặp vợ chồng không phải nợ nần bất cứ ai - Ảnh 4.

Một chủ đề lặp đi lặp lại xung quanh lối sống của nhà Fatzingers là vấn đề ưu tiên. Đối với Rob và Sam, xử lý tiền không chỉ là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà còn là phân bổ chi phí.

Ví dụ, cặp vợ chồng đặt 3.000 đô la (69 triệu) vào khoản tiết kiệm của họ mỗi tháng, một khoản đầu tư sẽ chiếm khoảng 30% thu nhập của họ. Ngoài những khoản này, họ giữ ở mức tối thiểu các chi phí không cần thiết như thẻ thành viên phòng tập thể dục mà Rob chỉ trả 10 đô la (230k) ít ỏi mỗi tháng. Chi phí giải trí và vui chơi của gia đình nằm ở cột ít khẩn cấp.

Điều mà Fatzingers dạy là sự cần thiết phải ưu tiên phân bổ ngân quỹ của bạn. Bạn nên đổ nhiều tiền hơn vào những thứ có lợi cho bạn lâu dài, cho dù đó là tiền tiết kiệm, đầu tư hay quỹ khẩn cấp.

4. Tận dụng tài chính và sự giúp đỡ của người khác

Đây là một điều khác mà Fatzinger có thể dạy chúng ta: Bạn không cần phải tiêu hết tiền (hoặc công sức) của mình cho những gì bạn cần hoặc muốn. Trở lại với ngôi nhà của họ, phần lớn công việc sửa chữa diễn ra đều do sự chung tay tình nguyện của bà con lối xóm chứ không phải do nhà thầu bỏ tiền ra mua.

Sam mô tả dự án xây dựng cộng đồng. “Các nhóm thanh niên đã ở đây, xé toạc tấm thảm, phá bỏ những bức tường”. Gia đình đã nhận các vật dụng khác nhau từ hàng xóm bao gồm giường và một bếp gỗ.

Bài học cho bạn ở đây là: Không cần giữ thể diện quá nhiều, bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ người khác, cho dù đó là thời gian hay tài sản của họ (thậm chí là tiền). Nếu bạn thực sự muốn tiết kiệm tiền (và thời gian), thì bạn không nên từ chối những người có thể giúp đỡ mình.

5. Mua "giá rẻ" và nâng cấp

Đẻ tới 14 đứa con lại phá sản vài lần nhưng bằng 4 bí kíp "thần thánh" này đã giúp cặp vợ chồng không phải nợ nần bất cứ ai - Ảnh 5.

Các chi phí trung bình của một ngôi nhà mới của Mỹ vào năm 2000 là năm Rob và Sam đã mua căn nhà của họ ở mức 207,000 đô la (4,7 tỷ). Cặp vợ chồng đã chi 150.000 đô la (3,4 tỷ) cho căn nhà của họ, đặt trước 50.000 đô la (1,1 tỷ).

Ngôi nhà của họ không phải là nhà mới. Ngôi nhà cần được sửa chữa và họ lúc đó họ cũng cần mở rộng nó để hỗ trợ gia đình đang phát triển ngày một đông thành viên hơn. Nếu họ mua một ngôi nhà mới tinh với tám phòng ngủ thì giá chào bán sẽ cao hơn nhiều. Thay vào đó, họ quyết định gắn bó với các thói quen tiết kiệm của mình, chi tiêu trên cơ sở “khi cần thiết” thay vì vung tiền cùng một lúc.

Bài học ở đây là bạn có thể bắt đầu với "những điều cơ bản". Đó là nhà, xe hơi hay thậm chí là điện thoại. Thực sự không có ý nghĩa gì khi bạn cạn sạch ví tiền trong một lúc.

Nguồn: BI, autoloans.ca

Đẻ tới 14 đứa con lại phá sản vài lần nhưng bằng 4 bí kíp "thần thánh" này đã giúp cặp vợ chồng không phải nợ nần bất cứ ai - Ảnh 6.

Chia sẻ