Đây là lý do bạn không nên phớt lờ khi răng ê buốt

Saga,
Chia sẻ

Ê buốt răng không phải là bệnh, cũng không gây ảnh hưởng thâm mỹ và sức khỏe tức thời, nhưng đừng vì thế mà bạn “ngó lơ” nó. Nếu bạn còn băn khoăn, đây là những câu trở lời khiến bạn phải ngay lập tức khắc phục răng ê buốt.

Hầu như mọi người đều có thể bị ê buốt răng tại một thời điểm nào đó, đặc biệt là độ tuổi 25-50. Theo các chuyên gia, những đối tượng dễ bị răng ê buốt gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50, người bị tật nghiến răng khi ngủ, người có thói quen dùng thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh hay quá ngọt, quá chua. Những người có tiền sử bệnh răng miệng như tụt lợi, nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng… cũng dễ dàng bị răng ê buốt đeo bám.

Đáng tiếc là, đa phần người bị răng ê buốt lại âm thầm chịu đựng do hiện tượng này thường không diễn ra liên tục trong thời gian dài, dù dễ tái phát.

Những tác hại không thể làm ngơ của chứng ê buốt răng

Nhưng “phớt lờ” răng ê buốt là một sai lầm vì 2 lý do sau đây.

Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng về lâu dài

Khi răng bị ê buốt, cảm giác đau nhói khó chịu sẽ ảnh hưởng tới việc chăm sóc răng miệng như chải răng, không vệ sinh kĩ được vùng răng bị ê buốt. Nếu diễn ra trong thời gian dài, việc này rất dễ dẫn đến viêm nhiễm răng miệng, gây viêm nướu hay sâu răng, gây tổn thưởng tủy răng. Việc điều trị sâu răng, viêm nướu, mảng bám… phức tạp và đau đớn hơn khắc phục răng ê buốt. Vì thế, bạn đừng ngại ngần và để điều đó xảy ra.

Ảnh hưởng tới chất lượng sống

Không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không ảnh hưởng tới sức khỏe một cách nhanh chóng, nhưng răng ê buốt lại khiến cuộc sống của bạn chẳng mấy dễ chịu, nhất là khi thưởng thức các bữa ăn. Răng ê buốt thực chất là tình trạng đau nhói, xảy ra đột ngột, xuất phát từ ngà răng bị lộ khi có các kích thích do nhiệt (nóng, lạnh), cơ học (cọ xát), hóa học (chua, ngọt), khí động (luồng hơi). Vì thế, khi ăn, bạn dễ dàng chịu cảnh ê buốt, khiến bữa ăn mất ngon hoặc thậm chí phải ngừng hẳn. Điều này càng trở nên bất cập nếu bạn đang trong một buổi tiệc vui cùng bạn bè, gia đình.

Chưa kể, răng ê buốt cũng đeo bám khi bạn để răng gặp luồng khí lạnh.

Việc dễ dàng phải chịu cảnh răng ê buốt cũng khiến bạn có tâm trạng không tốt, trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh.

Khi chất lượng sống bị ảnh hưởng nhiều như thế, hẳn rằng bạn sẽ không tiếp tục cắn răng chịu đựng nữa chứ?

Giải pháp nói “Không” với răng ê buốt

Khi không còn lý do để chịu đựng răng ê buốt, thì các giải pháp khắc phục này là dành cho bạn.

Đầu tiên, hãy tới ngay các bệnh viện, phòng khám uy tín để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra ê buốt răng và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả. Căn cứ trên nguyên nhân thực sự gây ra răng ê buốt như bệnh lý răng miệng khác, do chế độ ăn uống hoặc chăm sóc răng miệng chưa đúng, các chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp phù hợp.


Thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng cũng là bước bắt buộc để bạn sở hữu hàm răng hoàn toàn khỏe mạnh. Hãy sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt, bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách, không quá mạnh, chải răng đúng số lần khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét thay đổi thói quen ăn uống cho hợp lý như: giảm các loại thức ăn có tính axit cao, giảm thức ăn quá ngọt, quá nóng, quá chua, quá lạnh.

Bạn cũng có thể dùng nước chè xanh, nước muối sinh lý để xúc miệng, giúp răng khỏe mạnh hơn.

Hãy tham gia “THÁNG CHĂM SÓC RĂNG Ê BUỐT” cùng SENSODYNE®

Thời gian diễn ra: 20/04/2016 – 20/05/2016

Nhận ngay mẫu thử miễn phí và được tư vấn về Răng ê buốt*

Địa điểm: 128 phòng nha và 2 Bệnh viện RHM TW tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. (Xem tại đây)
Kiểm tra răng miệng trực tuyến: (Xem tại đây)
*Hoạt động tư vấn chỉ diễn ra tại các phòng nha trong danh sách nêu trên, không áp cho dụng cho bệnh viên.
*Hoạt động có thể kết thúc trước thời hạn, do số lượng mẫu thử có hạn. Hoạt động tư vấn không bao gồm hoạt động khám và điều trị răng khác

Nguồn: http://www.sensodyne.com.vn/

Và “Cẩm nang chăm sóc răng ê buốt' của Sensodyne

Chia sẻ