Covid-19 và câu chuyện nhức nhối: Ở nhà với nhau lâu, nhưng chúng ta đã đủ quan tâm tới cha mẹ, ông bà mình chưa?

Hạ Phong,
Chia sẻ

Trên thực tế, những ông bà cụ có độ tuổi ngoài 80, phần lớn luôn được con cháu xem như một "đứa trẻ" trong gia đình thông qua cách chăm bẵm, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống 3 bữa/ngày.

Nếu như bạn chưa biết, người cao tuổi được cho là nhóm người dễ tổn thương nhất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và trên thực tế đó cũng là nhóm người dễ bị bỏ quên nhất. 

 Người già trong thời đại dịch được chăm sóc như thế nào? 

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, nước ta có hơn 11 triệu người cao tuổi, phần lớn những người này mắc nhiều bệnh mạn tính có thể kể đến như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… Theo khảo sát, một số giải pháp giúp người già có thể tránh được nguy cơ mắc COVID-19 mà đại đa số các gia đình đang sử dụng đó là để họ ở nhà và khuyên họ nên nghe theo sự hướng dẫn của con, cháu. 

Covid-19 và câu chuyện nhức nhối: Ở nhà với nhau lâu, nhưng chúng ta đã đủ quan tâm tới cha mẹ, ông bà mình chưa? - Ảnh 1.

Nếu như trước đây, khi chúng ta bận bịu với công việc thường nhật, ông bà phải tự đến bệnh viện, tự mua thuốc men chăm sóc mình thì nay thời đại dịch đã tạo cơ hội cho chúng ta làm việc đấy. Nhiều gia đình bồi dưỡng thể chất cho người già bằng cách trang bị sẵn thuốc bổ, đồ ăn hằng ngày thường là những món ông bà thích hoặc hay ăn. Một số khác còn ưu ái dành riêng máy tính bảng, điện thoại smartphone để ông bà có thể theo dõi tin tức, xem những gì mà ông bà muốn, đó như một cách làm để trấn an tạm thời. 

Trên thực tế, những ông bà cụ có độ tuổi ngoài 80, phần lớn luôn được con cháu xem như một "đứa trẻ" trong gia đình thông qua cách chăm bẵm, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống 3 bữa/ngày. 

Ngoài những giải pháp về mặt thể chất, sức khỏe, chúng ta hoàn toàn không có phương án nào để bù đắp tinh thần cho người lớn tuổi, để lắng nghe những mong mỏi của họ với con cháu trong nhà và chúng ta quên mất rằng người già rất dễ bị tổn thương mà ngay cả chính họ cũng không nhận ra điều đó. 

Người già cũng tổn thương! 

Covid-19 và câu chuyện nhức nhối: Ở nhà với nhau lâu, nhưng chúng ta đã đủ quan tâm tới cha mẹ, ông bà mình chưa? - Ảnh 2.

Theo khuyến cáo của giới y khoa, hội chứng dễ bị tổn thương là 1 trong 6 hội chứng lão khoa rất thường gặp ở người cao tuổi, do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, những vấn đề về mặt sức khỏe tinh thần thường xảy ra ở đối tượng người già nhiều hơn, nó có thể liên đới đến các tình trạng thể chất như thường té ngã, tăng số lần nhập viện, giảm chức năng vận động và dễ thấy nhất là thay đổi tính tình,... 

Ngoài chăm sóc thể chất, sức khỏe tinh thần cũng là một điều mà chúng ta cần lưu tâm ở đối tượng người lớn tuổi. 

Ngoài chế độ ăn hợp lý, số lượng thuốc bổ định kỳ, hãy dành thời gian tìm hiểu một cách khoa học về các vấn đề chăm sóc người lớn tuổi. Người lớn tuổi thường không tự tin với độ tuổi và sức khỏe cũng như sự minh mẫn của mình. Việc lập kế hoạch để quan tâm, theo dõi sức khỏe của người lớn tuổi trong gia đình là một điều rất nên mà ít gia đình nào thực hiện được. 

Tạm kết

Chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi phần lớn phụ thuộc vào sự quan tâm của những người  xung quanh, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

 Những người thân trong gia đình và cộng đồng cần thể hiện sự quan tâm qua những hoạt động chăm sóc cụ thể, phù hợp. Ngoài những yếu tố rất quan trọng là dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thuốc bổ, cung cấp kiến thức… thì người cao tuổi cần được quan tâm về mặt sức khỏe tinh thần để họ có một cuộc sống có chất lượng, thoải mái, trở thành những "cây cổ thụ" vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19.

Chia sẻ