Con đột nhiên nói hỗn, chửi bậy: Cha mẹ đừng sốc mà hãy áp dụng ngay 3 bước sau

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Những lời nói của trẻ thơ hầu như lúc nào cũng ngây ngô, đáng yêu. Thế nhưng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể sử dụng những từ ngữ khiến bạn tổn thương khi không ưng ý điều gì đó.

Khi trẻ 3-5 tuổi, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua việc con nói hỗn hay dùng từ bạo lực. Nhưng nhiều lần như vậy, lúc lớn hơn trẻ sẽ cho rằng điều này là được phép và bắt đầu tỏ thái độ gay gắt khi bất bình. Lúc này, việc thi hành kỷ luật trở nên vô cùng khó khăn và tần suất trẻ nói hỗn, chửi bậy cũng tăng lên.

Khi phụ huynh lần đầu tiên nghe thấy một đứa trẻ nói những điều như vậy, phản ứng chắc chắn là sợ hãi. Tuy nhiên, muốn giải quyết vấn đề này, trước tiên cha mẹ phải biết tại sao con mình có thể nói những điều không được phép.

"Đi chết đi", "Ta sẽ giết ngươi": Đứa trẻ đột nhiên nói ra những lời bạo lực, cha mẹ liền xử lý triệt để bằng ba bước đơn giản sau - Ảnh 1.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể sử dụng những từ ngữ khiến bạn tổn thương khi không ưng ý điều gì đó. (Ảnh minh họa)

Người ta luôn nói rằng khả năng học hỏi của trẻ em là rất mạnh mẽ. Vì vậy, nếu trẻ thường xuyên nghe thấy những lời này từ những người xung quanh, chắc chắn trẻ sẽ học cách diễn đạt tương tự.

Mặt khác, đó là do trẻ không hiểu ý nghĩa của việc nói những lời này.

Đối với những đứa trẻ ý thức xã hội còn rất mơ hồ, chúng hầu như không thể hiểu hết ý nghĩa thực sự của các từ "chết" và "giết" mà chỉ đơn giản xem là một "phương thức" bổ trợ tạo thêm sức nặng cho lời nói.

Để ngăn trẻ luôn sử dụng những "từ ngữ tàn nhẫn", cha mẹ có thể thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Cho trẻ hiểu ý nghĩa thực sự của lời nói

Cha mẹ nên cho trẻ biết rằng những từ như "chết", "giết" có tác động rất xấu đối với người khác. Sau đó, bạn cần giải thích nghĩa và các ngữ cảnh khi dùng những từ này, sau đó hỏi trẻ liệu có tiếp tục dùng không sau khi đã hiểu nghĩa. Hầu hết những đứa trẻ sẽ nhận ra đó là điều không nên sau cuộc nói chuyện như thế này.

Bước 2: Nói với con bạn cảm giác của người khác khi nghe những lời này

"Con nói như thế với bố/mẹ, bố/mẹ sẽ cảm thấy rất buồn, nếu người khác nghe được, họ sẽ cho rằng con rất đáng sợ". Cha mẹ có thể đáp lại những lời khó nghe của con cái theo cách này. Bởi trên thực tế, nhiều khi trẻ sẽ tự đánh giá xem mình "đúng hay sai" từ phản ứng của bố mẹ.

Bước 3: Dạy trẻ thay đổi từ ngữ để thể hiện cảm xúc

Trẻ em thường nói những điều như vậy, có lẽ khi chúng tức giận hoặc khó chịu, vì vậy chúng không nghĩ nhiều về biểu hiện của mình. Nếu cha mẹ muốn giúp con bỏ thói quen xấu này, hãy dạy con sử dụng các từ khác để thể hiện cảm xúc. Ví dụ, khi tức giận, bạn có thể trực tiếp nói: "Bây giờ con rất tức giận, cha mẹ sẽ không làm phiền con".

Bên cạnh đó cha mẹ nói rằng, khi con buồn, con có thể trực tiếp bày tỏ vấn đề hiện tại của mình thay vì dùng những lời chửi thề.

"Đi chết đi", "Ta sẽ giết ngươi": Đứa trẻ đột nhiên nói ra những lời bạo lực, cha mẹ liền xử lý triệt để bằng ba bước đơn giản sau - Ảnh 2.

Sử dụng hợp lý ngôn ngữ là một nghệ thuật. Nếu muốn cải thiện khả năng ngôn ngữ để giúp con nói tốt hơn, bạn có thể thử các phương pháp này:

1. Chú ý đến những từ ngữ được sử dụng khi nói chuyện với trẻ hoặc khi trẻ ở xung quanh

Trong nhiều trường hợp, trẻ học các từ ngữ chửi bậy từ chính bạn. Nếu từng nói hỗn với người lớn hoặc chửi bậy trước mặt trẻ thì bạn cũng không nên bất ngờ nếu một ngày trẻ cũng dùng những từ ngữ đó với mình. Một cách tự nhiên, bản năng có thể mách bảo bạn đối xử với người khác như cách bạn từng bị đối xử.

2. Quan sát và thảo luận vấn đề với trẻ

Nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy rằng con cái của họ tích lũy được rất ít vốn từ vựng trong khi con người khác lại có thể "nói nhiều". Để cải thiện, cha mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn, hoặc quan sát mọi thứ kỹ hơn, sau đó miêu tả, thảo luận với trẻ. Bằng cách này, chúng có thể tiếp cận nhiều từ vựng hơn.

3. Nói nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên khuyến khích con cái giao tiếp với những người khác nhau. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ hiện nay đã chủ động giúp con "nói" và trả lời một số câu hỏi mà không biết rằng, điều này đang tước đi cơ hội được "nói" của trẻ.

Trẻ em ở thời đại ngày nay có mức phát triển tâm sinh lý nhanh, phức tạp hơn nhiều so với các thế hệ trước. Các chuyên gia cho rằng điểm mấu chốt là tạo mối quan hệ gần gũi giữa bạn và trẻ. Nếu trẻ cảm thấy được yêu thương, hầu hết vấn đề về hành vi có thể giải quyết tương đối dễ dàng. Ngược lại, khi không có sự ràng buộc, ngay cả việc tiếp cận trẻ cũng khiến bạn gặp khó khăn.

Chia sẻ