Cô gái trẻ 26 tuổi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì bị sai sót của bác sĩ

Nhung Mai,
Chia sẻ

Sau khi tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia, cô gái trẻ này mới biết mình thực sự mắc bệnh gì trong suốt 6 năm qua.

Alekxia Alanis, 26 tuổi, sống ở Roma, Texas và là một sinh viên mới tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện. Vào mùa hè năm 2012, cô gái trẻ này nhận thấy 4 nốt mụn khổng lồ, có đầu giống mụn đầu đen xuất hiện ở hông và mông phải. Chúng mềm, gây đau và nóng khi chạm phải. Khi Alekxia nói với cha mẹ về hiện tượng bất thường này, họ nghĩ chẳng có gì phải lo ngại. Dù vậy, cô vẫn đến gặp bác sĩ vì cơn đau quá dữ dội.

Người đầu tiên chẩn đoán Alekxia mắc bệnh zona, tình trạng nhiễm virus và gây phát ban đau đớn. Trong khi đó, bác sĩ thứ hai lại kết luận đó là mụn nhọt khổng lồ và chúng sẽ tự biến mất khi bong ra.

Một năm sau, vào tháng 11/2013, những “mụn nhọt” này đột nhiên xuất hiện giữa hai chân, ở vùng bẹn của cô. Lúc đầu, cô gái trẻ chỉ nghĩ đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng khi biết được kết quả xét nghiệm là âm tính, suy nghĩ bắt đầu thay đổi. Chúng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những lời chia sẻ của Alekxia sau khi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì các bác sĩ chẩn đoán sai:

Khó khăn để tìm ra câu trả lời...

Cô gái trẻ 26 tuổi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì các bác sĩ chẩn đoán sai - Ảnh 1.

Alekxia đã chia sẻ trên mạng xã hội: “Tôi phải bỏ học đại học vì chân thường xuyên đau đớn đến mức không thể tham gia các lớp học”.

Những tháng ngày đau đớn, cả về thể xác lẫn tâm lý, bắt đầu dẫn tới hậu quả. Tôi bị trầm cảm và trở nên sợ tiếp xúc với xã hội. Khi những mụn nhọt đó phồng to, dịch nhầy có mùi hôi sẽ tiết ra. Tất cả những gì tôi nghĩ đến là nếu mình ngửi thấy nó, chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ ngửi thấy. Vì vậy, tôi đã trở thành một “ẩn sĩ”. Tôi ở trong nhà và không giao lưu với người khác. Tôi không còn là chính mình nữa. Bác sĩ chưa bao giờ nghi ngờ đó là một bệnh tự miễn và cũng không đưa ra cách để tôi kiểm soát tình trạng này.

Sau một đợt bùng phát mụn ở kẽ mông vào tháng 2/2017, tôi đã đến gặp bố mẹ. Họ cùng tôi tới Miguel Aleman, một thành phố của Mexico gần biên giới Texas, để tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia nước ngoài. Bác sĩ thứ ba đã đưa ra một chẩn đoán khá khác: Bệnh xoang lông. Tình trạng này làm hình thành những nang chứa đầy lông ở đầu kẽ mông. Ông ấy kê cho tôi thuốc kháng sinh và kem bôi. Cầm tờ chẩn đoán và thuốc trong tay, tôi đã nghĩ cơn đau rồi sẽ chấm dứt.

Cuối cùng cũng được chẩn đoán đúng

Dù dùng thuốc đem lại một chút hiệu quả, vào tháng 5/2018, một “nang lông” mới xuất hiện ở nách phải. Lần này, tôi đến gặp bác sĩ tại phòng khám chăm sóc sức khỏe cho sinh viên và nhận được câu trả lời đúng. Trường hợp của tôi là dạng nặng của viêm tuyến mồ hôi mủ (HS), một bệnh tự miễn làm tổn thương da mãn tính do viêm. Cuối cùng, tôi đã được chẩn đoán chính xác. Có lẽ các bác sĩ trước chưa từng gặp phải trường hợp nào như tôi.

Bác sĩ đưa cho tôi một tờ giấy giải thích HS là gì và nói: “Cô đang bị béo phì. Cô cần phải giảm cân để khỏi bệnh”. Dù vậy, họ không đề cập tới đây là một bệnh tự miễn và đưa ra lời khuyên kiểm soát bệnh. Vào ngày 14/09/2018, tôi quyết định phẫu thuật thắt đai dạ dày để giảm cân. Sau hai năm kể từ khi phẫu thuật, cân nặng xuống còn 51 kg nhưng tôi vẫn mắc HS. Điều này cho thấy giảm cân không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Kiểm soát bệnh

Cô gái trẻ 26 tuổi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì các bác sĩ chẩn đoán sai - Ảnh 2.

Tập yoga mỗi sáng đã giúp cô gái trẻ này hạn chế căng thẳng, từ đó kiểm soát được các đợt bệnh bùng phát.

Bác sĩ không nói đây là một căn bệnh không thể chữa khỏi và tôi cần phải thay đổi lối sống nếu muốn kiểm soát chúng. Tôi thậm chí còn tìm đến một bác sĩ da liễu để được giúp đỡ nhưng vô ích. Cuối cùng, tôi tự nghiên cứu trên mạng và qua quá trình theo dõi, tôi đã loại bỏ được các loại thực phẩm gây kích thích nhất, bao gồm sữa, đậu nành, rượu, carb, đường và một số loại cà như cà chua và ớt chuông. Bằng cách theo dõi các đợt bùng phát, tôi nhận ra căng thẳng cũng là nguyên nhân kích thích HS. Do đó, tôi bắt đầu kiểm soát tình trạng này bằng việc tập yoga vào buổi sáng.

Bước tiếp theo phải làm để tiếp tục hành trình chữa bệnh là phẫu thuật các khu vực tổn thương do HS gây ra để loại bỏ tất cả phần da thừa, tránh tình trạng này quay trở lại. Mặc dù không có gì đảm bảo bệnh sẽ không trở lại sau phẫu thuật, điều này đã tạo cho tôi một chút hy vọng.

Cô gái trẻ 26 tuổi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì các bác sĩ chẩn đoán sai - Ảnh 3.

Dù bệnh tự miễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, Alekxia đã biết cách sống chung với chúng và không để tình trạng này cản trở cô tật hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho những người mắc chứng HS hay các bệnh tự miễn khác là đừng ngại lên tiếng. Tôi biết điều này không hề dễ dàng và chính bản thân tôi cũng đã rất xấu hổ khi đề cập tới chúng. Tuy nhiên, khi nói về nó, bạn sẽ cảm thấy tự do. Cơ thể đang kêu cứu thông qua các triệu chứng và nếu phớt lờ, mọi chuyện sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đừng sống trong im lặng, có sự giúp đỡ đồng nghĩa với có hy vọng. Tôi mong việc chia sẻ câu chuyện của mình sẽ giúp mọi người nhận thức về bệnh tự miễn này và tiếp thêm sức mạnh cho những người đang trong hoàn cảnh tương tự.

(Nguồn: Pre)

Cô gái trẻ 26 tuổi phải vật lộn với căn bệnh về da trong suốt 6 năm chỉ vì bị sai sót của bác sĩ - Ảnh 5.

Chia sẻ