Cô gái 25 tuổi qua đời sau 3 ngày nằm viện vì tự "kê" đơn thuốc trị chứng đau nửa đầu

N. Thúy,
Chia sẻ

Hầu hết những người trưởng thành đều đã từng trải qua các cơn đau nửa đầu vô cùng khó chịu. Nhưng đừng ai dại dột như cô gái xấu số này nhé.

Khi bị bệnh, chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc một cách thận trọng và có hiệu quả, cho dù đó chỉ là bệnh đau đầu. Thế nhưng, do thói quen "tự làm bác sĩ", một số người tùy tiện dùng các loại thuốc giảm đau và sau một lần thấy hiệu quả thì những lần sau "cứ thế mà làm". Tuy nhiên, "tự kê đơn thuốc" cho mình như vậy không phải là ý tưởng hay vì nhiều khi bạn không thể kiểm soát được trong thuốc có thành phần gì, có phù hợp với triệu chứng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mình hay không.

Trong một bài đăng trên Facebook (hiện đã bị gỡ xuống), một phụ nữ ở Thái Lan, Chudapa Pornngam, đã kể câu chuyện buồn về chị gái mình, trong đó, chị gái cô đã qua đời sau khi tự chữa bệnh cách đây hơn một năm.

dau-dau-2

Chudapa Pornngam và chị gái.

Chị gái của Chudapa khi đó 25 tuổi, thường xuyên bị đau nửa đầu và đau bụng kinh. Tuy nhiên, thay vì đến bác sĩ, cô đã mua một số loại thuốc không kê đơn và đã dùng nó trong hơn một năm. Vào ngày 2/8 năm ngoái, cô gái xấu số bị đau đầu, đau khắp cơ thể và vùng ngực, kèm theo nôn mửa cho đến khi ngất đi. Khi được chuyển đến bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra rằng cô bị huyết áp thấp và nói rằng nguyên nhân có thể là do loại thuốc mà cô đã dùng. Bác sĩ đã đặt cho cô lịch hẹn với một bác sĩ thần kinh vào ngày 9 tháng 8 và khi đã khỏe trở lại, cô được cho về nhà.

Nửa đêm hôm đó (ngày 2/8), cô uống thêm một ít thuốc, nhưng lại không thể ngủ được vì cảm thấy chóng mặt và liên tục nôn mửa. Vào ngày thứ 3, cô bị đau đầu dai dẳng. Sáng hôm sau (4/8), cô đến một bệnh viện khác. Bác sĩ ở đó đã cho cô 4 loại thuốc và ra về. Lúc đó, cô vẫn có thể nói chuyện với bác sĩ mặc dù vẫn bị nôn.

Chiều hôm đó, các triệu chứng nghiêm trọng hơn, cô lại được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện khác. Vào buổi tối, bác sĩ gọi người nhà đến và nói rằng mạch của cô rất yếu và họ đã cố gắng hồi sức cho cô bằng cách khử rung tim 3 lần, nhưng cô vẫn bất tỉnh. Dần dần, mạch đập của cô ngày càng yếu đi, và rồi không qua khỏi được.

Bác sĩ nói rằng nguyên nhân của cái chết của chị gái Chudapa có thể là do một cơn đau tim hoặc các loại thuốc mà cô đã dùng trong năm qua. Ông nói rằng các loại thuốc quá mạnh và cơ thể cô không thể chấp nhận được chúng. Nó gây ra một cú sốc cho cơ thể nên mới ra đi nhanh như vậy.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc về uống khi có các triệu chứng bệnh, dù là bệnh đau đầu thông thường hay đau nửa đầu. Bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ hay các loại thuốc khác đều có khả năng gây hại cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

Khi sử dụng các loại thuốc gì, người dân cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Theo WOB

Chia sẻ