Cô bé chim cánh cụt không chân, tay và điều ước giản đơn đầy xúc động cho ngày của Mẹ

Theo Kênh 14/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Không có tay cũng chẳng có chân nhưng Hoài Thương vẫn sống rất mạnh mẽ, lạc quan. Nụ cười trên môi em cũng chính là động lực, tiếp thêm hy vọng cho chị Giang để rồi 8 năm qua, dù trải qua bao sóng gió, mẹ con họ vẫn vững vàng bên nhau với bao buồn vui.

Ngày 8/5 năm nay (chủ nhật thứ 2 của tháng 5) sẽ là ngày của mẹ (Mother's Day). Nhân dịp này, những câu chuyện xúc động về tình mẫu tử lại khiến người ta phải trực trào nước mắt. Và chuyện về em bé "chim cánh cụt" Hoài Thương (8 tuổi) cùng người mẹ củamình chính là một trong số rất nhiều câu chuyện như thế.

Nước mắt người mẹ từng muốn quyên sinh cùng đứa con khuyết tật

8 tuổi, không có tay cũng chẳng có chân nhưng Nguyễn Hoài Thương luôn nở những nụ cười lạc quan. Em là con gái thứ 2 của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang (ngụ ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM).

 - Ảnh 1.
Vợ chồng chị Giang khi còn trẻ.

 - Ảnh 2.
... và hình ảnh chị Giang hiện tại.

Tháng 10/2008, chị Giang sinh bé Thương với biết bao hy vọng và định đặt tên con là Như Ý. Ước muốn lúc bấy giờ chỉ đơn giản là mong con sẽ là một đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường. Thế nhưng, số phận có đôi lúc, chẳng được như người ta mong muốn.

 - Ảnh 3.

 - Ảnh 4.
Trước ngày chuyển dạ, chị đã đến nhiều bệnh viện siêu âm và kết quả đều bình thường.

9 tháng mang nặng, đẻ đau, vừa sinh con ra, nỗi đau thể xác còn chưa hết, chị Giang đã phải đối mặt với một nỗi buồn lớn hơn - con gái chị không có tay, chân như người bình thường.

"Khi mới sinh con, các bác sĩ và gia đình đều giấu tôi. Tôi gặng hỏi thì chồng tôi khóc hoài", chị Giang nói. "Tôi cứ nghĩ nếu không có tay, chắc con vẫn có chân nhưng không ngờ, con mình lại thiếu cả hai. Tôi không thể tin đó là sự thật và cứnghĩ, có lẽ mình chỉ nằm mơ thôi".

Sinh con xong, chị Giang xuất viện khi vẫn chưa khỏe hẳn và về nhà khóa chặt cửa, không cho ai đến thăm. Có đến mấy tháng, đêm nào chị cũng khóc ướt gối. Đâu chỉ có nỗi đau, sự thất vọng, dằn vặt vì sinh con khuyết tật, chị Giang còn phải chịu đựng biết bao sự gièm phacủa người đời.

Biết bao câu hỏi ác ý đổ lên đầu chị. Nào là vì sao biết con như vậy mà vẫn quyết định sinh ra để làm khổ con? Nào là chắc chị ăn ở không tốt nên mới bị quả báo như thế?... Hơn nữa, sau khi sinh con, chị Giang phải ở nhà chăm con, kinh tế gia đìnhvốn đã nghèo lại càng khó khăn hơn.

 - Ảnh 5.
Chị Giang khóc nức nở khi nhớ lại chuyện quá khứ.

Sự túng quẫn, gièm pha của dư luận đã khiến chị Giang từng có lúc muốn quyên sinh, nghĩ rằng có lẽ chỉ khi chết đi, chị và con gái nhỏ mới thoát khổ. "Khi quấy bột cho con tôi quấy luôn một ca thuốc định tự tử. Rất may là có chồng can ngăn kịp thời".

Từ đó, chị Giang không nghĩ đến cái chết nữa. Chị bồng con đến chợ Bến Thành bán vé số. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua, dù cho người đời có tiếp tục hoài nghi, chỉ cần nhìn thấy Thương vui cười là chị Giang lại quên hết đi, tiếp tục sống mạnh mẽ hơn.

Trước đây, chị từng muốn đặt tên con là Như Ý nhưng từ khi biết con bị khuyết tật, chị chuyển thành Hoài Thương, nghĩa là thương hoài, thương mãi một đời. Cái tên Hoài Thương cũng dễ thương như cục cưng của chị vậy, luôn biết cười, luôn đáng yêu khiến người ta chỉ nhìn thôi đã muốn thương, muốn nhớ trong lòng.

Hạnh phúc của mẹ đơn giản chỉ là nụ cười của con

Thương không có tay, chân nhưng chị Giang rất kiên trì dạy em sống tự lập. Năm 4 tuổi, cô bé "chim cánh cụt" đã có thể tự ăn uống, đi lại và làm nhiều việc cá nhân. Bây giờ, em có thể nhặt rau, nấu cơm và giúp mẹ rất nhiều việc nhà.

 - Ảnh 6.

 - Ảnh 7.
Những giây phút chị Giang và con gái hạnh phúc bên nhau.

Chị Giang nói, Thương là cô bé rất hiếu học. Lên 5 tuổi, mỗi lần đi qua một trường mẫu giáo, em đều ngước nhìn vào trong. Đến năm 6 tuổi, gia đình cố gắng đưa em đến trường và rất may mắn, em được trường Tiểu học Liên minh công nông xã Tân An Hội nhận vào. Đi học, em được lắp chân giả và c hế một cái tay giả có đục lỗ tròn để đặt vừa cây bút.

Đối với những trẻ em khác, việc có thể học tốt ở trường đã là điều chẳng hề dễ dàng gì còn đối với Thương, đó là một sự cố gắng mà có lẽ, không thể dùng từ ngữ để diễn tả được.

 - Ảnh 8.
Bây giờ thì em có thể viết nhanh hơn tất cả các bạn cùng lớp, làm được những phép tính khó.

 - Ảnh 9.
Đôi tay em, thậm chí chẳng cần đến tay giả bằng gỗ vẫn có thể vừa viết, vừa vẽ rất đẹp.

 - Ảnh 10.
Điều đáng nói là bất cứ khi ở đâu, làm gì... em đều có thể nở những nụ cười tươi rói, hạnh phúc. Dường như trong em, nỗi mặc cảm về ngoại hình không hề tồn tại.

Em ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành bác sĩ giỏi, chữa bệnh cho nhiều người. Và trước khi thực hiện được điều ấy, nhân lúc sắp đến Ngày của mẹ, Thương còn có một điều ước rất giản đơn là nói cho mẹ nghe, em yêu mẹ biết nhường nào.

Đứng trước cô giáo, các bạn và phụ huynh cả lớp, trong bộ váy đỏ xinh đẹp, em đọc vang bài thơ "Bàn tay mẹ" để dành tặng riêng cho chị Giang. Khoảnh khắc ấy khiến ai chứng kiến cũng không cầm nổi nước mắt.

 - Ảnh 11.
Chị Giang nói, 8 năm qua, dù phải chịu nhiều vất vả nhưng chị vẫn thấy rất hạnh phúc khi được ở bên con.

"Nhiều người cứ bảo là sao ngày xưa không bỏ thai đi, sinh con thế làm gì cho khổ. Lúc đầu tôi cũng thấy mình tủi thân, bất hạnh nhưng bây giờ thìrất vui. Giá ngày xưa mình bỏ con thì bấy giờ lấy đâu ra con chim cánh cụt dễ thương như thế mà cưng, nựng", chị Giang chia sẻ.

Clip: Câu chuyện về em bé khuyết tật Nguyễn Hoài Thương - Nguồn: Chương trình điều ước thứ 7, phát sóng trên VTV3.

Chia sẻ