Chuyện gì dễ xảy ra với một cô gái thiếu thốn tình cha từ nhỏ? Sự thật khiến các ông bố không còn đùn đẩy việc nuôi dạy con cho vợ
Nhà văn nổi tiếng người Anh Herbert từng nói: “Một người cha tốt, hơn 100 hiệu trưởng'. Một số nhà tâm lý học tin rằng: “Đằng sau mỗi cô gái xuất chúng là một người cha đầy yêu thương cô”.
Có một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là trong cuộc sống gia đình, về cơ bản mẹ là người chăm sóc và giáo dục con cái, còn rất nhiều người cha vắng mặt. Nhiều ông bố đi làm về, dù dành thời gian quẹt điện thoại, chơi game cũng ít khi đồng hành cùng con. Cũng có một số ông bố quá nghiêm khắc, không tôn trọng ý kiến của con cái, luôn thích dùng quyền thế để đàn áp trẻ phải tuân theo ý mình.
Nhà văn nổi tiếng người Anh Herbert từng nói: "Một người cha tốt, hơn 100 hiệu trưởng". Một số nhà tâm lý học tin rằng: "Đằng sau mỗi cô gái xuất chúng là một người cha đầy yêu thương cô". Trong một gia đình hạnh phúc, thì đứa con gái sẽ cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương của cha mình và người cha cũng góp phần vào việc giúp con gái mình trở thành một người phụ nữ trưởng thành thực thụ.
Nếu một cô gái không được gần gũi với cha mình từ khi còn nhỏ, lớn lên sẽ ra sao? Có 3 vấn đề thường xảy ra:
01. Nhạy cảm, thiếu cảm giác an toàn
Tiểu Mẫn (Trung Quốc) có một cô bạn cùng lớp rất xinh đẹp và học giỏi, suốt thời đại học luôn được học bổng nhưng tính cách lại hướng nội và rụt rè, không dám nói to khi có nhiều người.
Lần Tiểu Mẫn nhớ nhất là buổi phỏng vấn xin việc sau khi tốt nghiệp, cô bạn này đã luyện tập không ngừng nghỉ trong ký túc xá, trong lòng lo lắng và tự ti, nghĩ mình không đủ năng lực. Sau đó, trong một lần trò chuyện, người bạn này nói: "Khi tôi còn nhỏ, cha tôi rất nóng tính, thường xuyên cãi vã với mẹ và đôi khi còn đánh bà. Đang ở nhà vui vẻ với mẹ, nếu cha xuất hiện, tôi sẽ sợ đến mức không nói được lời nào nữa". Nếu người cha biết rằng hành động của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, liệu ông có hối hận không?
Cảm giác an toàn của trẻ không chỉ đến từ người mẹ mà còn là trách nhiệm của người cha. Nếu khi lớn lên luôn vắng bóng người cha, tâm hồn con cái sẽ luôn trở nên nhạy cảm, luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó và đa số sẽ trở nên rụt rè, tự ti. Chúng dễ xúc động, dễ nổi nóng, quan tâm đến suy nghĩ của người khác, chiều lòng những người chúng quan tâm một cách thái quá.
Một người cha quá nghiêm khắc và cáu kỉnh cũng ảnh hưởng đến trẻ. Nhiều đứa trẻ nhút nhát đến từ những gia đình bạo lực. Đứa trẻ bên trong mỏng manh và nhạy cảm, chỉ có tình yêu thương mới có thể khiến con phát triển mạnh mẽ. Nếu trong gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, lâu ngày sẽ khiến trẻ hoảng sợ.
02. Ảnh hưởng đến quan niệm chọn bạn đời
Cô gái sẽ được học từ cha mình về bản chất người đàn ông. Những bài học đó bao gồm: Hiểu tâm lý người đàn ông, cách họ suy nghĩ, họ giá trị những điều gì và cách họ cư xử với người phụ nữ họ yêu.
Nếu cô gái không được dạy những bài học này, những tiêu chuẩn chọn người bạn đời của cô gái sẽ bị hạ thấp. Những cô gái từ nhỏ đã rất ít giao tiếp với cha, khi lớn lên không biết làm thế nào để hòa hợp với người khác giới, việc chọn bạn đời vì thế dễ mắc sai lầm hơn. Họ không biết cách quản lý các mối quan hệ và hôn nhân, thậm chí còn cự tuyệt đàn ông và không dễ dàng yêu đương. Hoặc chúng có xu hướng tìm người nào đó để bù đắp lại những tình yêu mà cha đã không dành cho mình.
Một cô gái thiếu tình thương của cha sẽ cảm động khi người khác đối xử với mình tốt hơn một chút, trong khi một cô gái gần gũi với cha từ nhỏ và không thiếu tình yêu của cha sẽ có được những quyết định sáng suốt trong tình yêu, giúp nhận biết được người đàn ông nào yêu họ thật sự.
03. Thiếu kiên trì
Tình yêu của cha sẽ dạy cho trẻ tính kiên trì và lòng dũng cảm, trong khi tình yêu của mẹ thì tinh tế, nhẹ nhàng hơn. Sự giáo dục của người cha dành cho con cái chính là giúp chúng hiểu được những mặt tối đen tối của xã hội này, đồng thời cũng là người định hướng cho con cái phương hướng để chúng tránh đi vào những con đường nguy hiểm. Chính nhờ ảnh hưởng của người cha mà con cái mới hiểu được ý nghĩa của sự bền bỉ trên đường đời.
Đặc biệt là trong giai đoạn vị thành niên, hình ảnh uy quyền của người cha đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự trưởng thành của đứa trẻ. Tuổi mới lớn là một giai đoạn rất đặc biệt, phải đối mặt với nhiều áp lực và khó khăn. Tâm sinh lý của trẻ đã không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ nữa. Khi đó, vai trò người cha đại diện cho quyền lực và quy tắc. Do đó, trong giai đoạn này, nếu vai trò kỷ luật của người cha không được khẳng định thì trẻ dễ bỏ qua các quy tắc cốt yếu.
Các ông bố vì thế hãy dành nhiều thời gian nhất có thể cho con cái của mình, khi ở bên con hãy chú ý kiểm soát, tránh trút những cảm xúc không tốt lên trẻ.