Đi lễ chùa là một nét văn hóa đẹp, in đậm vào đời sống của người Việt. Có người đến chùa cầu an, xin lộc, có người chỉ tới vãn cảnh để buông bỏ muộn phiền, nhưng cũng không ít người tìm tới chốn linh thiêng gửi ước vọng có đôi.
Hàng năm cứ nhằm ngày lễ tình nhân (14/2 Dương lịch), nam thanh nữ tú đang còn lẻ bóng lại nườm nượp tới chùa Hà sắp lễ cầu duyên, mong tìm được ý trung nhân. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu về nguồn gốc sự linh thiêng của ngôi chùa lâu đời bậc nhất kinh kỳ này, hay chẳng qua chỉ dựa trên những lời truyền miệng?
Sáng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (trùng ngày Rằm tháng 9), rất đông người dân đặc biệt giới trẻ đã đến chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để cầu sức khỏe, bình an, đặc biệt cầu tình duyên với mong ước sớm tìm được ý trung nhân của cuộc đời mình.
Chùa Hà (TP Hà Nội) là một nơi linh thiêng, được nhiều bạn trẻ ghé qua vào ngày rằm, cầu mong "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi", ấy thế nhưng việc hành lễ tại ngôi chùa này như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Không thờ ông Tơ bà Nguyệt, chẳng có huyền tích nào về tình yêu đôi lứa gắn liền với lịch sử, nhưng chùa Hà lại là địa chỉ được trai thanh gái lịch ở xa gần đến cầu duyên, với ước vọng: Đã đến chùa Hà, thể nào cũng khi đi lẻ bóng khi về chung đôi.
Chùa Hà ngôi chùa nổi tiếng về "cầu duyên" trong những ngày đầu năm luôn tấp nập người qua lại, đặc biệt là giới trẻ. Họ đến đây không chỉ cầu bình an mà còn hy vọng có thể gặp gỡ được "tri âm" của mình.
Dân gian vẫn có câu "Lễ Phật cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", nên đầu xuân năm mới ai nấy đều hoan hỉ sắm lễ đi chùa, và ở Hà Nội thì không thể thiếu cầu duyên chùa Hà!