Chết chóc, rùng rợn tràn ngập ở sách thiếu nhi

Ngọc Hà,
Chia sẻ

Chưa bao giờ phụ huynh có con nhỏ lo lắng với tình hình sách dành cho con mình như hiện nay. Nhiều phụ huynh khuyên nhau khi mua sách cho con chớ nghĩ rằng nó được duyệt xuất bản mà chủ quan lơ là, phải đọc kĩ từng trang rồi mới nên mua cho con hay không.

Sách cho thiếu nhi nhưng có nội dung nhảm nhí, nhiều "sạn", phản giáo dục là nỗi lo lắng cho nhiều phụ huynh có con nhỏ thời gian vừa qua. Mới đây nhất dư luận lại "nổi sóng" khi cuốn sách "dạy thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1" có tựa đề "Vượt qua nỗi sợ" dạy học sinh bước qua thảm thủy tinh. Vụ việc tiếp tục nóng lên khi trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh trong cuốn "hỏi đáp nhanh trí" của NXB Văn Hóa Thông tin có những câu hỏi rùng rợn như : "Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, hỏi con anh A bị làm sao?đáp "bị mồ côi". Hỏi "một người sau khi bị chặt đầu sẽ thế nào?", đáp "thay đổi chiều cao". Hỏi" người nào không bao giờ phải lo lắng, nghĩ ngợi?" đáp "người chết".

Sau khi những trang sách có nội dung nhảm nhí được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc, chúng tôi đã khảo sát một vòng thị trường sách thiếu nhi và không khỏi giật mình, lo lắng khi phát hiện ra rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi có nội dung nhảm nhí, phản giáo dục.

Cổ tích đầy chết chóc, rùng rợn

Tập truyện tranh “Cổ tích Viêt Nam chọn lọc” do NXB Thanh Niên ấn hành có những tập truyện như “Tiêu diệt mãng xà” “Ao phật” “Đứa con trong rừng thẳm” “Quỷ nhập tràng” đều có hình ảnh minh họa ghê rợn, với nhiều chi tiết giết chóc, bạo lực và rùng rợn.

Giật mình sách thiếu nhi còn nhiều nhảm nhí, bạo lực

Tập truyện cổ tích chọn lọc này chứa nhiều hình minh họa ghê rợn khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Giật mình sách thiếu nhi còn nhiều nhảm nhí, bạo lực

Giật mình sách thiếu nhi còn nhiều nhảm nhí, bạo lực
Hình ảnh và lời dẫn truyện mang nhiều tính bạo lực

Truyện “Viên Ngọc Dơi” kể về chàng trai đi tìm viên ngọc quý để chữa bệnh cho dân làng trên đường đi chàng trai chiến đấu và giết con rắn khổng lồ, con dơi và hung thần. Truyện được vẽ bằng nhiều hình ảnh minh họa và lời chú thích bạo lực “chàng trai từ trên cây nhảy xuống dùng hết sức chặt vào cổ hung thần, máu phun lênh láng” “Anh ra sức chém đứt đầu con rắn”…Truyện “Quỷ Nhập tràng” thì kể về bốn thương lái ngủ nhầm nhà của quỷ nhập tràng với những chi tiết  mang yếu tố kinh dị hoàn toàn không phù hợp với trẻ con, khiến người lớn đọc cũng phải rợn tóc gáy như: “ở gốc cây có người đàn ông thở thoi thóp còn bên cạnh có xác một người đàn bà ngã sang một bên, hai cánh tay xỉa ngập vào thân cây đến khuỷu” “căn nhà họ xin vào ngủ trọ có người đàn bà đã chết còn quàn xác lại nên mới hiện hình hớp hồn ba người kia…”. Chị Minh Thương (Q.10, TP.HCM) cho biết “ khi đi mua truyện cổ tích tôi có ý định đọc cho cháu trước khi đi ngủ để mong con mình có thể có những giấc ngủ êm đềm, nuôi dưỡng tâm hồn nhưng khi lật những trang sách đầy hình ảnh giết chóc thế này thì không thể chấp nhận nổi”.

Nhảm nhí, phản giáo dục

Trong tập truyện cổ tích 3D kinh điển có truyện “Sói và Dê Con” của NXB Hồng Đức, kể rằng sói tìm cách ăn thịt dê con, sau khi đổ lỗi cho dê con làm bẩn nước uống, nói xấu sau lưng sói, cả nhà dê con nói xấu sói …thì đều bị dê con cãi một cách hợp lí nhưng cuối cùng thì sói vẫn ăn thịt dê con. Kết thúc truyện là hình ảnh con sói với chú thích vô cùng chưng hửng “sói xoa cái bụng căng tròn nói: “Ăn thịt nó thật đơn giản, sớm biết thế này thì đỡ phải tốn nhiều lời với nó”. Chị Nguyễn Thị Hà (phụ huynh có con 2 tuổi ở quận 9, TP.HCM) bức xúc: “Màu sắc hình ảnh của cuốn sách dễ thương nhưng với câu chuyện chưng hửng, không có một ý nghĩa nào như vậy thì trẻ con sẽ học được gì đây chứ? Bây giờ đi mua sách cho con phải đọc thật kĩ chứ không thể lơ là được”.

Trong tập truyện “ Những câu chuyện ngộ nghĩnh dành cho bé” của NXB Đồng Nai, truyện “Hổ Không Răng” của tác giả Hoa Niên kể về câu chuyện cáo lừa hổ ăn nhiều đường khiến hổ bị sâu răng, đến lúc đó hồ nhờ cáo chữa cho mình, cáo lấy kềm nhổ hết răng của hổ cho đến khi hổ không còn chiếc răng nào. Đã thế, hổ rất cảm động coi cáo là bạn tốt đã mang món ngon và giờ chữa bệnh cho hổ. Kết thúc câu chuyện là câu hỏi :” Bé nghĩ như thế nào về câu chuyện này?”.

sách cho thiếu nhi

Giật mình sách thiếu nhi còn nhiều nhảm nhí, bạo lực

Giật mình sách thiếu nhi còn nhiều nhảm nhí, bạo lực
Phụ huynh lo ngại hình ảnh c
on Lừa bị xẻ thịt, lấy da; con Vạc bị vặt lông sẽ ám ảnh các bé

Còn truyện “Con lừa dại dột” nằm trong tập truyện “99 truyện kể cho bé” của NXB Đồng Nai thì lại kể về câu chuyện chú lừa  mang muối qua suối bị ngã, sau khi ngã chú thấy gánh hàng trên lưng mình nhẹ đi vì muối gặp nước nên tan thành nước. Chuyến sau lừa chở gạo nặng quá qua suối cũng giả vờ ngã nhưng gạo gặp nước càng nặng hơn. Và cuối cùng chủ nhà đem lừa về nhà xẻ thịt, lột da con lừa. Cuốn sách kết thúc “Đáng đời con lừa lánh nặng, tìm nhẹ”. Còn quyển sách “Vạc lười mắc bẫy” nằm trong truyện “ 1001 truyện mẹ kể bé nghe”  cũng của NXB Đồng Nai thì kể về chú vạc lười biếng bị dính bẫy của người bẫy cò, kết thúc cuốn truyện là hình ảnh người bẫy cò mang vạc về làm thịt với chú thích “Thật đáng đời cho ả vạc lười biếng phải không các bạn?”.

 Chị Minh Hương (Q.1, TP.HCM) khi xem những cuốn sách này đánh giá “ Trẻ em là những đối tượng như tờ giấy trắng, tâm hồn nhận thức của các em còn rất non nớt. Nếu đọc và xem những hình ảnh con vật bị giết, bị làm thịt vì những sai lầm của mình thế này thì lâu dài sẽ khiến các em chai sạn cảm xúc và không tốt cho sự bình yên trong tâm hồn. Chúng ta sẽ dạy cho con chúng ta điều gì đây từ những chuyện này?.  Liệu tác dụng dạy các bé không lười biếng có trở nên hiệu quả hay không khi hình ảnh con vạc, con lừa bị giết, bị xẻ thịt, bị vặt lông ám ảnh các bé?Tinh thần nhân văn quá thiếu trong những câu chuyện thế này. Tôi không hiểu vì sao chúng được xuất bản?”.

Thị trường sách dành cho thiếu nhi đang chứa nhiều tác phẩm đầy “sạn” là vấn đề cần được các nhà quản lí, làm sách quan tâm bởi thiếu nhi là đối tượng cần được giáo dục cực kì quan trọng. Nếu những cuốn sạch có nội dung nhảm nhí, bạo lực còn tồn tại trong sách thiếu nhi thì mong muốn của chúng ta muốn giáo dục con nhỏ thông qua sách sẽ có nguy cơ phản tác dụng.

 

Chia sẻ