Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ

Thùy Anh,
Chia sẻ

Ở tuổi 22, Lê Chấn Phong lần đầu tiên tân trang cho ngôi nhà của mình. Mọi chi tiết trong ngôi nhà đều do chính Phong thiết kế và cậu hoàn toàn ưng ý với “thành phẩm” của mình.

Ngôi nhà là tài sản mà có khi cả đời một người mới có được. Mái ấm của Lê Chấn Phong (22 tuổi, hiện đang sinh sống ở Tây Ninh) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, ngôi nhà có một số điểm làm Phong không hài lòng.

Vì vậy, chàng trai sinh năm 2000 đã ấp ủ dự định cải tạo lại ngôi nhà của mình để cho mẹ một không gian sống tốt hơn. Sau một vài năm làm việc và tích góp, Phong đã để dành được số tiền gần 100 triệu đồng. Nhưng quyết định liều lĩnh nhất của cậu đó là đi vay 300 triệu đồng để sửa nhà.

ẤP Ủ 2 NĂM - HIỆN THỰC HÓA TRONG VÒNG 5 THÁNG

Từ khi Phong còn nhỏ, cả nhà đã phải bươn chải trên Thành phố Hồ Chí Minh, sau này gia đình cậu chuyển về quê ở Tây Ninh. Sau khi học hết cấp 3, Phong muốn học hỏi nên lên Thành phố Hồ Chí Minh. Sống 1 năm ở thành phố cậu thấy cuộc sống quá bon chen và phức tạp nên quyết định về Tây Ninh. Đó cũng là lý do chàng trai trẻ không mua chung cư hay thuê nhà ở thành phố mà quyết định sửa lại cơ ngơi ở quê.

Theo chia sẻ, Lê Chấn Phong đã lên ý định cải tạo kể từ khi ngôi nhà được hoàn thiện khoảng 1-2 năm. Theo Phong, nhà khi đó có những chi tiết bất hợp lý cũng như không đủ công năng. Đến đầu năm 2022, cậu bắt đầu lập kế hoạch chi tiết và mất khoảng 3 tháng để hoàn thiện bản vẽ. Sau đó Phong cần đến 2 tháng để thi công nhà, tổng cộng là 5 tháng để cho ra “thành phẩm”.

Phong tiết lộ 300 triệu đồng chi phí sửa nhà là vay ngân hàng. Chàng trai 10x tự đứng ra vay mà không nhờ đến sự hỗ trợ của mẹ hay chị gái. Bên cạnh đó Phong có gần 100 triệu đồng sau thời gian đi làm và tích góp. Trong tương lai, Phong dự tính sẽ phải mất 5 năm mới trả xong nợ.

Phong cho biết nhu cầu của gia đình là mọi người muốn quây quần với nhau trong phòng khách. Do đó, phần cầu thang phải đặt ở góc để tiết kiệm diện tích. Bên cạnh đó cầu thang xoắn còn giúp tiết kiệm chi phí.

Khi nhận được một số bình luận về chiếc cầu thang không phù hợp với người lớn tuổi, Phong cho biết: “Phòng của mẹ mình nằm ở ngay tầng 1 nên không phải leo trèo quá nhiều. Mọi người nói cầu thang này đi chóng mặt nhưng ngay cả mẹ mình vẫn có thể di chuyển bình thường”.

Một số hình ảnh của ngôi nhà trước và sau khi hoàn thiện:

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 1.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 2.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 3.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 4.

300 TRIỆU ĐỂ HOÀN THIỆN NGÔI NHÀ CÓ GÁC LỬNG

Lê Chấn Phong không theo học một trường lớp nào về mỹ thuật hay kiến trúc nhưng lại có năng khiếu về thiết kế. Do đó, cậu tự tay tìm hiểu, thiết kế các chi tiết cho ngôi nhà của mình.

Nhà cũ của Phong là một căn nhà cấp 4 gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 bếp và 1 nhà vệ sinh nhỏ. Cậu quyết định giữ nguyên phần nền và móng, nâng lên 1 gác lửng để đủ diện tích làm 3 phòng ngủ cho 3 thành viên trong gia đình.

Hiện tại tầng dưới gồm phòng khách thông tầng và thông bếp, 1 phòng ngủ cho mẹ và 1 nhà vệ sinh to; tầng trên gồm khu vực thờ và 2 phòng ngủ. Khi bắt đầu sửa nhà, Phong phải dừng lại một số công việc để trực tiếp giám sát và thi công.

Về con số 300 triệu đồng để hoàn thiện nhà, Phong giải thích là do có quen anh thợ thi công nên được ưu ái hơn. Nhờ tự thiết kế nên cậu tiết kiệm được một phần không hề nhỏ. Phong cũng trực tiếp bắt tay vào làm một số công đoạn, thậm chí từ mạch điện mạch nước cũng do chính tay cậu làm.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 5.

Chàng trai 10x chia sẻ “một ngôi nhà tương tự thuê toàn bộ nhân công từ bên ngoài thì số tiền bỏ ra phải gấp đôi với cái giá khởi điểm là khoảng 600 triệu đồng. Do mình tự làm hết rồi và chỉ thuê thợ làm công thôi nên số tiền đã giảm đi rất nhiều. Nhờ quen biết với bên thi công và tự làm được nhiều thứ nên mình chỉ cần bỏ ra 250 triệu đồng”.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 6.

Trong khoảng thời gian xây nhà, Phong là người giám sát từ đầu đến cuối, tính toán mua từng bao xi măng, khối sắt, khối cát... Nhờ đó, số tiền 250 triệu đồng giảm xuống còn có 200 triệu đồng. Do còn dư khá nhiều nên Phong quyết định đầu tư bộ sofa, gạch cao cấp hơn, và kết quả là tổng số tiền để hoàn thiện là 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó nhờ tiết kiệm được một khoản 90 triệu đồng từ trước đó, Phong còn sắm sửa thêm đồ nội thất cho gia đình.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 7.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 8.

20 TUỔI, LÀM 4 CÔNG VIỆC VÀ NHIỀU DỰ ĐỊNH CÒN ẤP Ủ

Có một điều đặc biệt ở Phong là nghỉ học đại học từ năm thứ 2 để đi làm. Ban đầu cậu học ở trường Đại học Tôn Đức Thắng, khoa Quản trị kinh doanh. Lý do là vì lúc đó gia đình Phong gặp khó khăn về tài chính, thu nhập chỉ đủ ăn đủ sống và không dư dả để cho Phong đi học. Chàng trai 10x bộc bạch: “Mình muốn học thì có thể tìm cách nhưng vì lúc đó hoàn cảnh gia đình và bản thân cũng có ý kiếm tiền phụ giúp mẹ nên mình dừng việc học lại để đi làm”.

Đầu tiên, Phong tìm đến kinh doanh quần áo. Lúc đó giới trẻ đang nổi lên local brand (quần áo thiết kế). Nghỉ học, cậu bắt tay vào và mở được 1 shop quần áo. Theo tiết lộ, cửa hàng cũng do Phong tự thi công và thiết kế. Tuy nhiên sau dịch Covid, cửa hàng buộc phải dừng hoạt động.

Trong lúc ngừng shop thời trang lại, cuộc sống ổn định khoảng 1-2 tháng thì Phong lên Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc cho phòng gym được 1 năm. Đến đầu 2022, Phong quay lại Tây Ninh để sửa nhà và lên kế hoạch cho tương lai. Cậu chia sẻ thời gian ở trên Thành phố Hồ Chí Minh là vì tò mò và muốn tìm kiếm cơ hội. Nhưng sau một thời gian cậu nhận ra rằng cuộc sống chốn thành thị quá nhanh và bản thân không thích hợp để ở lại lâu dài.

Chàng trai 10x vay ngân hàng 300 triệu đồng, bỏ thành phố về quê sửa nhà cho mẹ: Tự tay thiết kế, lắp từng mạch điện để tiết kiệm, chỉ dám chi tiêu 20% thu nhập còn lại dành để trả nợ - Ảnh 9.

Thời gian đầu mới về, Phong bắt tay cùng một người bạn tiếp tục kinh doanh thời trang. Ngoài ra, chàng trai 10x còn đi dạy gia sư Tiếng Anh, bán hàng cho một shop ghế mát xa và làm quản lý lễ tân. Cậu cho biết thời gian học đại học không nhiều nhưng cũng thu được một số kiến thức nhất định về nhà hàng và khách sạn. Những kiến thức đó giúp chàng trai trẻ ứng dụng vào công việc lễ tân hiện tại.

Phong tiết lộ khoản thu nhập tính đến bây giờ đủ để trả tiền vay ngân hàng và dư ra một chút để sinh hoạt. Không dừng lại ở đó, chàng trai trẻ còn có dự định quay lại mở shop quần áo để có thêm thu nhập, đầu tư để mở quán cafe.

Phong chia sẻ: “Mình ước chừng để ra 80% trả nợ ngân hàng. Vì sống chung với mẹ và chị nên mình không phải lo ăn uống hay tiền thuê nhà. 20% còn lại mình dùng cho chi tiêu cho cá nhân như tiền xăng xe, cafe…”.

Ở tuổi 22, sự nghiệp mới chớm nở và mang thêm một số nợ trên vai nhưng Lê Chấn Phong vẫn rất lạc quan và tích cực. Phong bộc bạch: “Mình cần xác định được mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề. Phần tích cực để cố gắng còn tiêu cực để tránh đi, hạn chế mắc sai lầm. Giống như trong quá trình làm nhà, mình có tham khảo qua 2 người thợ.

Người đầu tiên báo giá 250 triệu đồng, mình đồng ý vì biết làm nhà sẽ phát sinh và dự tính sẽ lo liệu trong khoản 50 triệu đồng. Trong khi đó người còn lại thì bàn tán và cho rằng chỗ này không được, chỗ kia không xong. Mình chỉ tiếp thu ý kiến nhưng không thay đổi quyết định, kết quả là ngôi nhà đã được hoàn thiện đúng với ý mình”.

Hình ảnh: NVCC

Chia sẻ