Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Triết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Một nhà khoa học Mỹ tên là McCay đã từng thực hiện một thí nghiệm. Ông chia một nhóm chuột mới sinh làm hai nhóm và đặt ở những môi trường khác nhau.

Nhóm thứ nhất được cung cấp đầy đủ thức ăn, ăn no nê mỗi ngày, sống được khoảng 1.000 ngày.

Nhóm thứ hai chỉ được ăn 60% khẩu phần, luôn trong trạng thái đói nhẹ, nhưng sống được khoảng 2.000 ngày.

Ban đầu, người ta nghĩ rằng nhóm chuột ăn no sẽ béo tốt, khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại.

Đây chính là hiệu ứng nổi tiếng mang tên "Hiệu ứng chuột đói", một cuộc sống quá đầy đủ dễ dẫn đến sớm lụi tàn; còn một cuộc sống không đầy đủ lại thôi thúc sự vươn lên.

Điều này cũng giống như câu tục ngữ xưa: "Ăn cơm bảy phần no, uống rượu ba phần say, đối xử tám phần là vừa đủ".

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Mang triết lý này vào việc nuôi dạy con cái, ta sẽ nhận ra rằng những đứa trẻ thành công khi trưởng thành thường không sinh ra trong sự đủ đầy, hoặc cha mẹ không đặt quá nhiều kỳ vọng và cung cấp quá mức cho chúng.

Triết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

01. Những đứa trẻ không có chí tiến thủ thường rơi vào "hiệu ứng chuột no"

Kể từ khi điện thoại thông minh ra đời, cuộc sống của chúng ta trở nên "đầy đến đáng sợ". Vào nhà vệ sinh cũng phải xem vài video ngắn. Đánh răng rửa mặt thì bật điện thoại nghe người ta kể sách. Trước khi ngủ phải lướt điện thoại nửa tiếng.

Lái xe cũng muốn xem phim.

Tan làm về nấu ăn cũng phải bật nhạc…

Tất cả những khoảng thời gian vụn vặt trong ngày đều bị điện thoại chiếm hết.

Nhưng nhìn lại, bạn đã học được gì?

Thực tế, những gì bạn tiếp nhận chủ yếu là tiêu cực: bạn bức xúc, than phiền về xã hội, nhưng lại chẳng nói rõ được vì điều gì. Tâm trạng trở nên bất an, phiền não.

Cuộc sống quá "đầy đủ", quá "đầy thông tin", chỉ khiến bạn mệt mỏi, tiêu hao tinh thần và thể lực.

Tai, mắt, đầu óc... đều không chịu nổi.

Trở lại với con cái.

Nhiều cha mẹ sắp xếp cho con cái kín lịch, không để chúng có thời gian thở. Sáng phải đến trường. Trưa học ở trung tâm bán trú. Chiều tan học đi học thêm. Tối về làm bài tập.

Cuối tuần còn bị kéo đi học thêm tiếp – vì sợ con thua ngay từ vạch xuất phát.

Thực tế cho thấy, trẻ em không hề thích việc học tập bị sắp đặt như thế.

Không chỉ việc học bị sắp đầy, các khía cạnh khác như ăn uống, tiền bạc, sở thích, dạy dỗ... cũng bị lấp đầy. Nhiều gia đình đã chuẩn bị nhà cửa cho con ngay khi chúng mới sinh, để chúng sau này khỏi phải vất vả mua nhà. Còn chuẩn bị tiền vốn để con khởi nghiệp, thậm chí là số tiền đủ sống cả đời.

Cha mẹ đầu tư mạnh tay vào các sở thích của con.  Dẫn con đi du lịch để "mở mang tầm mắt" nhưng lại không để con hiểu được những vất vả của cuộc sống. Khi con cái không nghe lời, cha mẹ thường than vãn: "Tất cả những gì bố mẹ làm là vì con!".

Người xưa có câu: "Nước đầy thì tràn, trăng tròn thì khuyết".  Khi đứa trẻ lớn lên, có chính kiến riêng, chúng sẽ trở nên dễ cáu giận, phản kháng, không còn ngoan ngoãn nữa. Đúng là: "Tâm huyết cha mẹ dồn hết cho con, cuối cùng chỉ như xách nước bằng giỏ tre, công cốc".

02. Tầm nhìn xa nhất của cha mẹ: Để con ở trong trạng thái "hơi đói"

Cuộc sống không đầy đủ không phải là điều xấu – vì đó là động lực để không ngừng vươn lên.

Nếu một người luôn cảm thấy không hài lòng, họ sẽ luôn tìm cách tiến bộ. Hãy nới lỏng cho con, đừng ép chúng trở nên hoàn hảo, gia đình sẽ nhẹ nhàng hơn, con cái cũng trưởng thành lành mạnh hơn.

Về học tập: Hãy để con có thời gian rảnh, học tập kết hợp nghỉ ngơi.

Khi ngừng lại, con mới có thể suy nghĩ và tiêu hóa kiến thức.

Về tiền bạc: Hãy để con tự đi kiếm tiền.

Khi tiền đến khó khăn, con sẽ trân trọng hơn.

Không cho con quá nhiều tiền, mới tránh việc nuôi hư con.

Về tình cảm gia đình: Giữ một khoảng cách vừa phải.

Hãy làm bạn với con sớm hơn là kiểm soát mọi thứ. Khi con lớn, cha mẹ nên buông tay – mới phát hiện rằng con không yếu đuối như mình tưởng.

Về kỳ vọng: Đừng kỳ vọng quá nhiều, hãy biết "lùi - tiến" đúng lúc.

Ai cũng mong con trở thành nhà khoa học, làm chức to, nhưng liệu có thực tế không? Phần lớn chúng ta đều là người làm thuê, nhưng điều đó không có nghĩa là vô dụng. Giảm bớt kỳ vọng mới không thất vọng. Mỗi lần con tiến bộ, cả nhà đều vui mừng, như vậy sẽ khích lệ con nhiều hơn.

Một đứa trẻ đói một bữa, mặc đơn giản, không có tiền tiêu vặt… thoạt nhìn là chuyện xấu, nhưng thực ra là "dành chỗ trống cho cuộc đời". Con người ta chính vì không hài lòng, nên mới luôn nỗ lực theo đuổi sự hài lòng, không ngừng vươn lên.

Chia sẻ