Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ

VIẾT HÀ,
Chia sẻ

Xã Dị Nậu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) có "đại lão thị thần" được xác định hơn 1.000 năm tuổi. Rêu bám dày đặc trên thân cây; gốc xù xì, thô ráp, 5 người trưởng thành vòng tay ôm cũng chưa hết. Cây có cành lá sum suê, tỏa bóng rợp mát sân miếu Đức Tản Viên.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 2.

Đến xã Dị Nậu hiện nay, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và nghe những huyền tích về “cụ” thị đã hơn nghìn năm tuổi. Ông Tạ Đình Hạp (88 tuổi, cán bộ nghỉ hưu, người có nhiều năm nghiên cứu về di tích lịch sử của làng Dị Nậu) chia sẻ, tương truyền vùng đất này là nơi phát tích thủy tổ của truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy Tinh”. Theo Ngọc phả của làng còn lưu giữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, miếu thờ Đức Thánh Tản Viênđược dân làng lập nên từ năm 258 trước Công nguyên để thờ cúng các danh tướng thời vua Hùng thứ 18. Và “cụ” thị “ngự” trước miếu thờ Đức Thánh Tản Viên. Trong ảnh: "Cụ" thị với tấm bia tạc bài thơ theo danh xưng dân làng đặt cho "cụ" là "đại lão thị thần".

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 3.

Vừa ngắm “đại lão thị thần” đứng sừng sững, ông Tạ Đình Hạp giới thiệu nhiều điều kỳ thú, uy nghiêm. Ông Hạp cho biết, theo các tài liệu còn lưu giữ, “cụ” thị được trồng vào thế kỷ thứ 10 (năm 938 - 950), từ thời Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn 12 sứ quân để lập nên nhà nước Đại Cồ Việt.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 4.

Ông Tạ Đình Hạp nói: “Quan sát kỹ thân cây, mọi người sẽ thấy một điều kỳ thú. Thân cây hướng Tây Nam trổ ra nguyên hình voi con đang cưỡi trên lưng voi mẹ, trong tư thế mẹ con đang ấp iu nhau với dáng điệu biết bao âu yếm, nặng tình mẫu tử. Trên đầu con voi còn hiện ra đôi mắt ngọc cùng chiếc vòi dài thon thả. Cả hai mẹ con voi cúi đầu kính cẩn chầu vào điện Bắc linh thiêng, nơi thờ tự Đức Đại Vương Hiếu Lang, một trong những danh tướng tài ba của thời Vua Hùng”.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 5.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 6.

“Cụ” thị gốc xù xì , thô ráp chu vi cây 7,96m, gốc cây thị giáp mặt đất có rễ bạnh ra với chu vi tới 11,5m, chiều cao từ gốc đến ngọn khoảng 18,45m, 5 người trưởng thành vòng tay ôm cũng chưa kín gốc.
Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 7.

“Cách đây 2 năm, một trận bão lớn đã làm sạt nghiêng cây, gãy cành. Người dân trong làng đau thắt ruột như thấy người thân gặp nạn, chung tay góp sức đào hố xây cột trụ bê tông chống đỡ cho thân cây”, ông Hạp kể.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 8.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 9.

Gốc thị cứ bạnh ra xù xì, khỏe khoắn, thân cây vẫn bền, cành lá trổ lộc xanh tươi, vươn xa, trùm bóng mát lên miếu thờ Đức Thánh Tản Viên. Ngắm nhìn “cụ” thị từ gốc đến ngọn tràn đầy sức sống, năm nào cũng đơm hoa, kết trái .

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 10.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 11.

“Cụ” thị đã sống hơn nghìn năm tuổi, nhưng đều đặn hàng năm cho hoa trái, tỏa hương thơm ngát trên vùng đất thiêng. Tính từ gốc thị lên cao khoảng 1m có một hốc rỗng. Đường kính hốc rộng nửa mét, dài hơn mét nằm sâu trong thân cây.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 12.

Điều kỳ diệu là cây thị cho ra 2 loại quả tròn và quả dẹt (người dân gọi là thị men). Quả tròn có hạt; thị men không có hạt. Điều này chưa được giải thích và không có tích để lại, nhưng theo người dân nơi đây, quả tròn là hình tượng của trời, còn quả vuông hình tượng của đất.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 13.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 14.

Ông Hạp mô tả thế rồi tán thán: “Đất cổ Dị Nậu hiện vẫn còn những “bảo vật” hấp thụ linh khí đất trời, đồng cam cộng khổ với người dân chân lấm tay bùn hàng nghìn năm nay. Vạn vật hữu linh với các thế hệ người dân."

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 15.

“Cụ” thị đã trở thành “thần cây”, biểu tượng linh thiêng, minh chứng cho truyền thống lịch sử hào hùng, giá trị văn hóa bất biến với thời gian.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 16.

Những bậc cao niên trong làng Di Nậu cho hay, vào những năm “cụ” thị chưa được giữ gìn, chăm sóc cẩn thận về mùa đông, trẻ con trong làng đi chăn trâu cắt cỏ, tập trung ở gốc cây đốt rơm sưởi ấm, đã cháy sém cả gốc, tạo nên hốc lớn ở giữa thân, nhưng cây thị vẫn hiên ngang không hề hấn gì.

Cây thị nghìn năm trổ ra nguyên hình voi con cưỡi trên lưng voi mẹ - Ảnh 17.

Cây thị như một điểm nhấn trong tổ hợp các Di tích Lịch sử - Văn hóa của quê hương. Người dân nơi đây luôn xác định nghĩa vụ giữ gìn, bảo tồn nguồn gen quý hiếm như báu vật của dân làng.

Chia sẻ