Cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề lớn, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công... Tất cả đều kỳ vọng, tiền lương sẽ được nâng lên và người lao động đủ sống bằng lương.
Chính phủ đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ ngày 1/7. Sau khi tăng lương cơ sở 30%, công chức hưởng lương cao nhất ở mức 23,4 triệu đồng/người/tháng.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, trong lần cải cách tiền lương này, nếu chỉ tăng lương hưu 11,5% đã ngang bằng với mức tăng lương cơ sở 30% cho cán bộ, công chức.
Sáng 29/6, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7 với toàn bộ đại biểu Quốc hội tham gia tán thành. Quốc hội thống nhất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, từ ngày 1/7/2024.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin, từ ngày 1/7 sẽ tăng lương 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, qua việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chi cho biết, với tất cả những giải pháp đã thực hiện thì thị trường, người dân, doanh nghiệp và xã hội đã thích ứng với việc tăng lương. Việc thực hiện cải cách tiền lương tới đây sẽ không tác động lớn tới thị trường.
Càng gần đến ngày cải cách - ngày 1-7-2024 thì càng nhận được nhiều quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đặc biệt việc bỏ hệ số lương nhưng vẫn có bậc lương khi cải cách là gì?
Trong đợt cải cách tiền lương sắp tới, lương hưu là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức. Vậy lương hưu của người nghỉ trước và sau 1-7-2024 có gì thay đổi?