Bức ảnh tại một phòng khám bị rò rỉ khiến netizen phẫn nộ: Phụ huynh thế này, không sớm thì muộn cũng xảy ra bi kịch

Đông,
Chia sẻ

Cậu bé tội nghiệp vừa chịu đựng cơn đau dữ dội, vừa làm các phép tính do mẹ yêu cầu.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài đăng chia sẻ về hình ảnh một cậu bé đang nằm trên bàn massage để nắn chỉnh xương vì bị vẹo cột sống tại một phòng khám tư nhân về y học cổ truyền tại Quảng Đông (Trung Quốc). Vừa nằm điều trị bệnh, cậu bé vừa la hét lên trong đau đớn.

Tuy nhiên, hành động của người mẹ ngồi bên cạnh lại khiến mọi người bức xúc. Theo đó, thay vì an ủi con thì người mẹ này lại mở phần mềm tính toán lên để con thực hiện các phép tính. Cậu bé tội nghiệp chỉ có thể vừa chịu đựng cơn đau dữ dội vừa làm các câu hỏi mà mẹ yêu cầu.

Sau chỉ nắn chỉnh xương xong, cậu bé được chuyển sang massage. Lúc này, người mẹ vẫn không chịu "buông tha" mà lớn tiếng yêu cầu kiểm tra việc học thuộc lòng bảng cửu chương của con. Sau khi câu chuyện này được lan truyền, cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng bức xúc trước cạnh dạy con khắc nghiệp của người mẹ này. Dẫu biết rằng mọi cha mẹ làm đều muốn con cái tốt lên, nhưng "tốt lên" theo cách này thì thật sự khó lòng chấp nhận.

Bức ảnh tại một phòng khám bị rò rỉ khiến netizen phẫn nộ: Phụ huynh thế này, không sớm thì muộn cũng xảy ra bi kịch - Ảnh 2.

Bức ảnh đang khiến cộng đồng mạng bức xúc

Trước đó, cộng đồng mạng Trung Quốc cũng không khỏi bất bình trước lịch trình một ngày của một đứa trẻ bị rò rỉ. Theo đó, lịch trình này được vị phụ huynh sắp xếp chuẩn chỉnh theo từng giây, từng phút. Hàng ngày, đứa trẻ phải thức dậy vào lúc 7h30 sáng và đi ngủ lúc 10h tối. Ngoài lịch trình học tập dày đặc, em còn phải học đa ngôn ngữ, nghiên cứu về lập trình, giải toán Olympic, tham gia chơi tennis, tập đánh violin... Thời gian nghỉ ngơi, giải trí của em dường như không có.

Hệ lụy khi bố mẹ thường xuyên gây áp lực cho con cái

Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình hạnh phúc và thành công. Nhưng định nghĩa của chúng ta về hạnh phúc và thành công có thể không đúng với con. Theo một nghiên cứu năm 2021, 86% phụ huynh tham gia nói rằng họ gây áp lực cho con cái vì muốn quan tâm nhiều hơn đến con cái của mình.

Việc cha mẹ áp đặt và gây áp lực cho con cái quá mức có thể phản tác dụng và gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển tâm sinh lý của con trẻ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, áp lực của cha mẹ thường bắt đầu với mục đích tốt. Tất nhiên, bạn muốn con mình thành công, có bạn bè và học giỏi ở trường nhưng đôi khi, bạn có thể không nhận ra rằng mình đang gây áp lực cho con quá mức.

Mỗi đứa trẻ đều giỏi ở khía cạnh nào đó, nên việc của cha mẹ là cùng con tìm ra những điểm mạnh đó và phát huy hết khả năng của con mà không tạo áp lực lên chúng.

Bức ảnh tại một phòng khám bị rò rỉ khiến netizen phẫn nộ: Phụ huynh thế này, không sớm thì muộn cũng xảy ra bi kịch - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Để động viên, khuyến khích con cái, phụ huynh cần nắm rõ từng hoàn cảnh cụ thể. Khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng ở việc nói mấy lời qua loa như: "Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!". Thay vào đó, bố mẹ nên nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm lý, tinh thần của con trẻ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu cần phấn đấu trước mắt. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.

Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc tối quan trọng là bố mẹ không trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau.

Chia sẻ