Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng

Nguyễn Phượng,
Chia sẻ

Tại Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân mặc đồ hiệu fake. Chẳng hạn, người bán hàng rong mặc áo Dior, tiểu thương chợ quê cầm ví Gucci...

Ngày 27/5 vừa qua, tờ The Guardian đã đăng tải bài báo của 2 nhiếp ảnh gia Miguel Hahn và Jan-Christoph Hartung trong chuyến du ngoạn Đông Nam Á, nơi thời trang xa xỉ giả hòa quyện với trang phục truyền thống.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 1.

Các quốc gia mà Miguel Hahn và Jan-Christoph Hartung ghé thăm bao gồm Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Trong loạt ảnh, người dân đều mặc đồ hiệu nhái của các nhà mốt Gucci, Louis Vuitton và Prada.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 2.

Ở Việt Nam, người ta có thể thấy những người bán hàng rong mặc quần dài và áo sơ mi dài tay được trang trí bằng những logo lớn sang trọng. Ở chợ Campuchia, người bán cá mang theo ví Gucci; nông dân đang thu hoạch trên cánh đồng lúa đội mũ che nắng Balenciaga. Ở một số nơi, các bà mẹ còn cho con mặc váy Louis Vuitton giả.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 3.

Hàng giả có mặt ở khắp mọi nơi – trong các trung tâm mua sắm, chợ đêm và thậm chí trong các cửa hàng nhỏ trên phố. Khách hàng của quần áo giả không chỉ bao gồm người dân địa phương mà còn có nhiều khách du lịch châu Âu và Mỹ.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 4.

Đối với nhiều người, mua thời trang nhái thương hiệu chính gốc là một cách dễ tiếp cận nhất. Bởi chúng vốn là biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp, giúp khách hàng tôn vinh được địa vị tôn quý nhưng không phải ai cũng mua được.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 5.

Do đó, mặc quần áo có đính logo từ các nhãn hàng xa xỉ là một hành động khẳng định bản thân, tạo cảm giác uy tín và thân thuộc, ngay cả khi sản phẩm không phải hàng chính hãng. Chúng tượng trưng cho ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn và khả năng tham gia vào nền văn hóa tiêu dùng toàn cầu.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 6.

Thông thường, hàng giả không phải là bản sao chính xác của bộ sưu tập gốc mà là những thiết kế độc đáo chỉ có logo dễ gợi nhớ đến bản gốc. Những sản phẩm này thường kết hợp các loại vải và hoa văn truyền thống của châu Á với logo của các thương hiệu cao cấp phương Tây, tạo nên phong cách đường phố độc đáo pha trộn các yếu tố văn hóa và thẩm mỹ.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 7.

Thời trang luôn đóng vai trò trung tâm trong cách mọi người nhìn nhận về bản thân và cách người khác nhìn về họ. Việc tiêu thụ hàng giả không chỉ là một quyết định mang tính thẩm mỹ mà còn là một tuyên bố mang tính xã hội và văn hóa. Nhiều người dân ở nông thôn thường không biết mình đang đeo hàng giả. Đôi khi họ không quan tâm đến tầm quan trọng của các thương hiệu xa xỉ và mặc quần áo đơn giản vì nó rẻ và sẵn có.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 8.

Hàng xa xỉ fake được coi là chiếc cầu nối, làm mờ đi ranh giới giữa các tầng lớp xã hội, giảm thiểu sự phân biệt giàu nghèo. Với những món đồ hiệu nhái, người dùng có cơ hội tỏ ra giàu có, vương giả, bất chấp thực tế. Khi đó, họ được quyền tạm thời quên đi hoàn cảnh sống, xuất thân của mình. Sự sao chép không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thời trang. Ngày xưa, nhiều nghệ nhân đã được thuê để tạo ra những bản sao của các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng. Hoạt động này ngày càng phổ biến, khiến giới thượng lưu khó chịu.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 9.

Nhưng tác động kinh tế cũng rất đáng kể. Việc sản xuất và bán quần áo giả tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt là ở các nước như Campuchia và Việt Nam, nơi ngành dệt may là ngành kinh tế lớn. Song, sự sẵn có của các sản phẩm này làm suy giảm doanh thu của các thương hiệu chính hãng và đặt ra câu hỏi về việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Hơn nữa, ngày càng có nhiều tranh cãi về khía cạnh đạo đức và tính bền vững của thời trang.

Bộ ảnh độc lạ tái hiện gu thời trang xa xỉ nhái hàng hiệu ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam: Người bán cá mặc áo Dior, nông dân gặt lúa đội mũ Balenciaga che nắng- Ảnh 10.

Nhìn chung, bất chấp nhiều thách thức, sức hấp dẫn của thời trang xa xỉ fake ở Đông Nam Á vẫn ngày càng mạnh mẽ. Những mặt hàng giả mang đến cho người dân khu vực này cơ hội hòa nhập vào văn hoá tiêu dùng toàn cầu, đồng thời định vị bản thân trong một xã hội của quyền lực và địa vị. Đó là một hình thức trao đổi văn hoá, phản ánh tình hình kinh tế, xã hội của khu vực trên.

Theo The Guardian

Chia sẻ