Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui: Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành để không hối tiếc, ùa vào lòng bố mẹ khi còn có thể!

PHAN,
Chia sẻ

Bố mẹ còn, cuộc sống có mục tiêu để phấn đấu; bố mẹ mất, quay đầu cũng không thấy bến đỗ thân thương.

Có người nói: “Bạn đối xử với đấng sinh thành như thế nào thì cuộc đời sẽ đối xử với bạn như thế đó”. Đây là một trong những đạo lý sinh thành mà ai cũng phải thấu hiểu.

Thật vậy! Kẻ trừng mắt quát tháo với cha mẹ nhất định sẽ bị cuộc sống nhe răng dạy dỗ. Nhiều người thường ra ngoài thì nhu mì, lịch sự, nhưng đến khi về nhà thì to tiếng hằn học với gia đình. Nên nhớ rằng: Người không hiếu thảo chẳng bằng cỏ cây!

Con người muốn có hạnh phúc thì trước tiên phải biết cách đối xử phải đạo với bố mẹ. Chỉ như vậy, bạn mới có cơ hội để thay đổi vận mệnh. 

Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui: Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành để không hối tiếc, ùa vào lòng bố mẹ khi còn có thể! - Ảnh 1.

Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành sau đây để hành động đúng đắn khi còn có thể:

1. Bố mẹ đã mang chúng ta đến với thế giới này

Đời người phức tạp, xô bồ là thế, nhưng lúc vừa mới sinh ra và khi tạm biệt thế giới này, bạn chẳng mang theo được gì cả.

Bố mẹ là khởi đầu, là gốc rễ và là người dìu dắt tốt bụng nhất của mỗi chúng ta. Họ nuôi dưỡng ta từ tấm bé đến lúc trưởng thành, chẳng ai thấu hiểu vui buồn hờn giận của ta hơn bố mẹ.

Bố mẹ ở bên cạnh, tất cả vinh hoa, thành công của chúng ta đều có người chứng kiến và vỗ tay khen thưởng.

Ngược lại, bố mẹ trở về với đất, liệu còn ai kề bên để cổ vũ hay động viên bạn trong những lúc bị sóng gió ngoài kia vùi dập? Nhà là nơi để về, cũng là thứ mà đa số người nghĩ đến đầu tiên mỗi khi đau thương.

Tiểu thuyết gia người Trung Quốc - Lão Xá từng nói:“Người cho dù sống đến tám chín mươi tuổi nhưng vẫn chỉ là đứa trẻ trong mắt bố mẹ. Nếu mất bố mất mẹ, họ chẳng khác gì nhành hoa cắm trong chiếc bình cao, tuy còn sắc còn hương đó, nhưng gốc rễ chẳng thấy đâu”.

Người còn bố mẹ, nhìn cách nào cũng thấy họ trẻ. Bởi vì khi có tổ ấm là chốn về, ta chẳng sợ gió bão trên vòm trời rộng lớn.

“Trên có mẹ già“ không phải là câu than vãn, mà đó là một sự thể hiện của hạnh phúc.

Gọi tiếng “mẹ ơi, bố ơi” mà có người trả lời là khoảnh khắc khiến chúng ta thấy bình yên và an tâm nhất trên đời.

2. Bỏ qua lỗi lầm của cha mẹ, hóa giải nút thắt trong lòng

Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui: Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành để không hối tiếc, nhào vào lòng bố mẹ khi còn có thể! - Ảnh 2.

Người không phải thánh nhân, ai cũng có thể mắc sai lầm.

Bố mẹ cũng vậy, họ không thể làm đúng tất cả mọi chuyện. Họ chỉ dùng những gì được học từ bố mẹ để cho bạn mọi thứ họ có.

Lắm lúc, bạn phải biết cách tha thứ cho bố mẹ mình, rồi mới đủ can đảm để hòa vào thế giới ngoài kia. Bởi lẽ người dưng còn khiến bạn phật lòng hơn gấp trăm nghìn lần. Ngay cả bố mẹ mà không thể rộng lượng thì làm sao chịu đựng nổi muôn vàng điều không như ý?

Trong cuộc sống, nhiều người không biết thế nào là công ơn sinh thành của cha mẹ. Họ nghĩ rằng bản thân bất hạnh, khẳng định bố mẹ có lỗi và thiếu nợ mình vì: "Bố mẹ nhà người khác có tiền, đủ điều kiện để con họ bay cao bay xa trên đường đời".

Sau đó, họ đổ thừa thất bại của bản thân do sự bất công của cuộc đời và thản nhiên đòi hỏi cha mẹ phải cho mình thứ tương tự. Kiểu người này chỉ muốn biết bản thân được nhận những gì, còn bố mẹ sống ra sao, cực khổ thế nào không nằm trong phạm vi quan tâm của họ.

Người không biết ơn cha mẹ sẽ không thể sống tốt được. Sự so đo tính toán của những kẻ bất hiếu sẽ nuốt chửng lương tâm của chính họ. Ngày qua ngày, họ sẽ dùng hành vi xấu xí của mình để nói cho người khác biết thế nào gọi là “lấy oán báo ơn”.

Ngược lại, những người biết ơn sẽ đứng vào vị trí của cha mẹ để thấu hiểu và cảm nhận. Họ sẽ thu nhỏ lỗi lầm và phóng to cái tốt của cha mẹ, ghi nhớ mãi trong tim.

Nhận ân một giọt, báo ân một dòng. Người biết ơn sinh thành chắc chắn nhìn thấu đạo lý được mất, am tường sự đời. Theo đó, cuộc đời của họ cũng tự nhiên "thuận buồm xuôi gió", cho dù trắc trở xuất hiện cũng ung dung vượt qua.

3. Thương cha thương mẹ để một đời không hối tiếc

Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui: Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành để không hối tiếc, nhào vào lòng bố mẹ khi còn có thể! - Ảnh 3.

Trên thế giới này, khó có thể vẽ một dấu bằng giữa sự hy sinh của bố mẹ và báo đáp của con cái. Chúng ta trưởng thành trong ngày đêm xoay vần, bố mẹ già đi giữa năm tháng thoi đưa.

Có nhiều lúc, không trân trọng hiện tại thì tương lai cũng chỉ thốt được một câu: “Biết vậy chẳng làm…”. Thời gian trôi đi vô tình, nuối tiếc là điều khiến người ta dằn vặt nhiều nhất.

Hiếu thảo là một ngày ăn chung ba bữa cơm với cha mẹ, chứ không phải một lễ tang xa hoa sau khi người đi. Bố mẹ còn, cuộc sống có mục tiêu để phấn đấu; bố mẹ mất, quay đầu cũng không thấy bến đỗ thân thương.

Vì vậy, người đã đi, nuối tiếc có ích gì? Hiếu thảo với bố mẹ là chuyện không thể chờ đợi.

4. Hiếu thảo là căn nguyên của cái thiện

Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui: Thấm nhuần 4 đạo lý sinh thành để không hối tiếc, nhào vào lòng bố mẹ khi còn có thể! - Ảnh 4.

Bố mẹ là ánh sáng của chúng ta, soi sáng đường đi, chiếu rọi tương lai mịt mù phía trước.

Bạn đối xử với bố mẹ như thế nào, cuộc đời sẽ đối xử với bạn như thế đó.

Trăm thiện lấy hiếu làm đầu; người hiếu thuận, cuộc sống sẽ dễ dàng muôn phần. Thương cha thương mẹ, thế giới mới dịu dàng với bạn. Hiếu thảo là đạo lý sinh thành mà ai cũng hiểu. Nhưng làm được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác!

(Nguồn: Zhihu)

Chia sẻ