Bão lũ đã qua, nhưng cuộc dư chấn cảm xúc Phan Anh tạo ra thì sẽ còn mãi
Nếu xét trên ý nghĩa của từ cảm hứng, thì Phan Anh đã làm một cuộc cách mạng cảm hứng sống trong cộng đồng!
Khi MC Phan Anh công bố bản chụp sao kê tài khoản ngân hàng mang tên anh với số dư 2,2 tỉ đồng tiền quyên góp sau 14 giờ đồng hồ, mạng xã hội nổi sóng. Khi anh công bố tiếp bản sao kê thứ hai với 8 tỉ đồng sau 24 giờ, mạng xã hội như có sóng thần. Còn ở thời điểm hiện tại, khi những bình luận để lại trên facebook cá nhân Phan Anh rò rỉ thông tin số dư tài khoản đã lên tới 10 tỉ sau 48 tiếng và đang có xu hướng không ngừng tăng lên từng giờ, cư dân mạng đùa nhau là cuộc dư chấn cảm xúc kép của động đất và sóng thần. Người ta cũng không canh chừng chờ đợi những bản chụp sao kê để đếm tiền nữa. Vì thấy không còn cần thiết.
Đúng như dự đoán của ông Nguyễn Quang Thạch, một nhà hoạt động xã hội lâu năm, số tiền ủng hộ qua tài khoản của MC Phan Anh đã gấp 20 lần số tiền mà gia đình anh quyên góp ban đầu. Cũng như dự đoán của ông Thạch, số tiền này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa cho đến hết ngày 31/10, ngày mà MC Phan Anh công bố đóng tài khoản, ngay cả khi anh đã kêu gọi mọi người hãy ủng hộ cho các tài khoản uy tín khác. Bởi lẽ, hàng nghìn và có thể là hàng triệu người đang đặt niềm tin vào Phan Anh, muốn nhờ cậy anh thay vì nhờ cậy một địa chỉ khác. Đó là lực hấp dẫn của một nghệ sĩ, cũng là uy tín của một nghệ sĩ. Lực hấp dẫn và uy tín là hai thứ mà ít cá nhân nào trong xã hội hiện nay cùng lúc có được.
Có lẽ chưa bao giờ trang facebook cá nhân của Phan Anh lại rộn ràng, tấp nập và ngập lụt trong những lời tán dương, những lời ủng hộ, những lời kêu gọi nhau ủng hộ, những cái tag, những comment, những like, những share với tần suất dày đặc như thế. Sự ủng hộ và ngưỡng mộ không chỉ đến từ người hâm mộ anh, không chỉ đến từ những nhà hoạt động xã hội, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… mà còn đến từ những người đồng nghiệp trong showbiz, nơi mà lâu nay vẫn bị xem là cái hồ chứa của đố kị cạnh tranh. Có lẽ bởi, trong bài viết khởi xướng chiến dịch cứu trợ của mình, Phan Anh đã khiêm nhường trút bỏ mọi mưu cầu cá nhân, cá tôi, danh tiếng hay si mạn để làm một người đồng hành. “Cho tôi được làm cùng mọi người”, một lời viết rất đỗi nhỏ bé và ít gây chú ý nhưng lại đủ để dẹp bỏ mọi rào chắn, phá vỡ mọi khoảng cách để tạo ra sức truyền cảm lớn lao, tiếp dẫn cảm hứng mạnh mẽ cho hàng trăm hàng nghìn người, bao gồm cả những người nghệ sĩ, trí thức và nghệ sĩ – trí thức.
Không thể liệt kê được những gương mặt nghệ sĩ đã lên tiếng kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ sau lời khởi xướng của Phan Anh. Người tình nguyện trở thành một thành viên trong chiến dịch của anh, người tự khởi động chiến dịch cá nhân của mình, và không quên góp một lời tán dương Phan Anh. Các chương trình thiện nguyện khác hướng về miền Trung và nằm ngoài showbiz cũng nhắc đến trường hợp của Phan Anh bằng sự cảm kích.
Không ít Facebooker bày tỏ nhận định, dư chấn mà Phan Anh gây nên từ chiến dịch cứu trợ của mình sẽ còn tác động sâu sắc đến các chương trình thiện nguyện, chương trình cộng đồng khác. Sự tác động ít nhất sẽ diễn ra ở khía cạnh niềm tin. Các tổ chức – cá nhân hoạt động vì cộng đồng sẽ phải tự nhìn lại mình, để làm thế nào có thể lôi kéo sự ủng hộ và tin cậy của người dân. Họ cũng sẽ phải tự nhìn nhận lại cách làm, như phải nỗ lực ra sao để có được kết quả tốt nhất, thiết thực nhất, không thua kém các tổ chức – cá nhân khác.
Sự tác động cũng có thể diễn ra ở khía cạnh, những tổ chức, những cá nhân còn ngần ngại chần chừ trước quyết định có nên làm chiến dịch cứu trợ hay không sẽ mạnh dạn hơn để làm và làm một cách khác biệt, hiệu quả thay vì làm cho có, làm lấy lệ, làm theo phong trào như thực tế đã diễn ra ở các trận thiên tai trong quá khứ.
Một trào lưu làm từ thiện hướng về miền Trung có thể đang diễn ra, một cuộc cạnh tranh về hiệu quả từ thiện có thể sẽ xảy ra. Nhưng nếu có một cuộc cạnh tranh như thế, không gì khác hơn là người nhận, những người đồng bào đang khốn khó trong nạn kép thiên tai – nhân tai, được hưởng lợi.
Tất cả những điều tốt đẹp ấy là sự lan tỏa và cộng hưởng của những tấm lòng được kích hoạt cảm hứng. Phan Anh đã chứng minh cho mọi người thấy, quanh ta có rất nhiều người tốt, xã hội luôn tràn ngập người tốt, điều quan trọng là đánh thức lòng tốt ở họ, khuyến khích họ thể hiện và thúc giục họ bắt tay nhau thể hiện.
Không có niềm cảm hứng nào lớn hơn niềm cảm hứng được cho đi, được chia sẻ, được tương thân tương ái. Nhưng khơi dậy và tiếp dẫn được cảm hứng ấy trong chiều kích sâu rộng của cộng đồng thì không phải ai cũng làm được như Phan Anh. Và để làm được như vậy, trước hết bản thân Phan Anh phải là một người có niềm tin vào sự tồn tại của một xã hội tốt đẹp. “Hãy cho mình được sống có niềm tin vào điều tốt và người tốt như các bạn đang làm” – đó là lời Phan Anh nhắn vội trong bài viết báo cáo hành trình cứu trợ khẩn cấp trên facebook cách đây ít giờ.
Nhìn lùi lại thời gian trước chiến dịch cứu trợ lũ lụt này, không khó để nhận thấy Phan Anh đã có nhiều chiến dịch truyền cảm hứng trước đó. Gần đây nhất là thông điệp bảo vệ tê giác và động vật hoang dã. Trước Phan Anh, có khá nhiều nghệ sĩ hàng đầu showbiz Việt đã sang châu Phi theo lời mời của các tổ chức quốc tế để truyền tải thông điệp bảo vệ tê giác như Diva Hồng Nhung, Thu Minh, Thanh Bùi, Hà Anh Tuấn… Song hiệu ứng truyền thông phát đi từ các nghệ sĩ đó không lớn, không có sự lan tỏa rộng. Cho đến khi thông điệp được phát ra từ mái đầu cạo trọc của Phan Anh thì hiệu ứng hoàn toàn khác. Phan Anh khiêm tốn cho rằng tần số hiệu ứng mà thông điệp của anh phát đi có sự cộng hưởng từ các tần số hiệu ứng trong quá khứ mà nên. Có thể là như vậy. Nhưng mặt khác, nếu anh không mạnh dạn hi sinh diện mạo “hái ra tiền” của mình, nếu như anh không “lớn tiếng” trong một thời gian dài phát đi lời kêu gọi bảo vệ môi trường tự nhiên vì tương lai của con cháu mình, và nếu như anh không mẫu mực trong thực hành lối sống thân thiện với tự nhiên, thì cũng chẳng có tần số nào trong quá khứ hay hiện tại có thể bắt sóng được với nhau. Chiến dịch bảo vệ tê giác và động vật hoang dã của Phan Anh truyền đi cảm hứng mạnh mẽ đến vậy là nhờ anh đã bền bỉ và kiên trì một quan điểm sống tích cực: “Đừng im lặng”.
Ngay cả trong một clip có bản chất là quảng cáo cho một thương hiệu kiểm định chất lượng sản phẩm hàng tiêu dùng, MC Phan Anh cũng tận dụng cơ hội để có thể truyền đi thông điệp bảo vệ cuộc sống “sạch” của mình. Sạch từ không khí, từ ánh sáng, từ nước uống, từ thức ăn đến lối sống, thái độ sống, quan điểm sống. Sạch từ thực phẩm vật chất đến thực phẩm tinh thần, từ chất thải vật chất đến chất thải tinh thần. Những thông điệp như “Mình im lặng, tương lai sẽ lãnh đủ” được truyền đi đã khởi dậy cảm hứng “Nói” mạnh mẽ trong cộng đồng. Sở dĩ thông điệp ấy có đủ khả năng làm đòn bẩy kích bật những cảm hứng phản biện là bởi người phát đi là hình mẫu “nói được, làm được”.
Nếu Phan Anh chỉ nói thôi thì người ta sẽ không tin. Nhưng khi anh mạnh dạn hi sinh cả cơ hội công việc, thậm chí sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cho việc không được lên sóng vì những phản biện đầy tính xây dựng và cầu thị của mình thì người ta không thể không tin. Lời anh nói không giáo điều như một kẻ đứng trên xã hội nhìn xuống hay đứng ngoài xã hội nhìn vào. Đó là lời của người trong cuộc, một người đang hít thở chung môi trường vật chất và môi trường văn hóa với chúng ta, một người cha có những đứa con nhỏ cũng đang hít thở chung bầu không khí cùng với những đứa con nhỏ của chúng ta. Lời nói ấy tự nhiên có sức cảm hóa, tự nhiên dẫn dụ hứng khởi: “Nếu mình không làm, mình thờ ơ, mình nghĩ mình vô can, mình im lặng thì không ai hết, chính con mình, chính bạn bè của chúng, chính thế hệ tương lai sẽ lãnh đủ hậu quả.”
Siêu mẫu Naomi Campell từng trả lời trên tờ Elle rằng, cô rất yêu quý nhà cách mạng Cuba Fidel Castro bởi ông có một cái nhìn khác biệt về hai chữ “cách mạng”. Cô kể Fidel Castro đã gọi cô và siêu mẫu Kate Moss là hai nhà cách mạng. Bởi một người đã khơi dậy cảm hứng cho những cô gái da màu và một người đã khơi dậy cảm hứng cho những cô gái mảnh mai gầy guộc trên sàn catwalk. Nếu xét trên ý nghĩa của từ cảm hứng, thì có lẽ có thể ưu ái cho MC Phan Anh hai chữ “cách mạng”. Bởi anh ấy đã làm một cuộc cách mạng cảm hứng sống trong cộng đồng!
Chỉ sau ít giờ kêu gọi, hàng tỷ đồng đến với tài khoản của Phan Anh. Điều gì làm nên sự kỳ diệu ấy?
Có lẽ chưa bao giờ trang facebook cá nhân của Phan Anh lại rộn ràng, tấp nập và ngập lụt trong những lời tán dương, những lời ủng hộ, những lời kêu gọi nhau ủng hộ, những cái tag, những comment, những like, những share với tần suất dày đặc như thế. Sự ủng hộ và ngưỡng mộ không chỉ đến từ người hâm mộ anh, không chỉ đến từ những nhà hoạt động xã hội, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… mà còn đến từ những người đồng nghiệp trong showbiz, nơi mà lâu nay vẫn bị xem là cái hồ chứa của đố kị cạnh tranh. Có lẽ bởi, trong bài viết khởi xướng chiến dịch cứu trợ của mình, Phan Anh đã khiêm nhường trút bỏ mọi mưu cầu cá nhân, cá tôi, danh tiếng hay si mạn để làm một người đồng hành. “Cho tôi được làm cùng mọi người”, một lời viết rất đỗi nhỏ bé và ít gây chú ý nhưng lại đủ để dẹp bỏ mọi rào chắn, phá vỡ mọi khoảng cách để tạo ra sức truyền cảm lớn lao, tiếp dẫn cảm hứng mạnh mẽ cho hàng trăm hàng nghìn người, bao gồm cả những người nghệ sĩ, trí thức và nghệ sĩ – trí thức.
Hàng nghìn và có thể là hàng triệu người đang đặt niềm tin vào Phan Anh, đó là lực hấp dẫn của một nghệ sĩ, cũng là uy tín của một nghệ sĩ.
Không thể liệt kê được những gương mặt nghệ sĩ đã lên tiếng kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ sau lời khởi xướng của Phan Anh. Người tình nguyện trở thành một thành viên trong chiến dịch của anh, người tự khởi động chiến dịch cá nhân của mình, và không quên góp một lời tán dương Phan Anh. Các chương trình thiện nguyện khác hướng về miền Trung và nằm ngoài showbiz cũng nhắc đến trường hợp của Phan Anh bằng sự cảm kích.
Không ít Facebooker bày tỏ nhận định, dư chấn mà Phan Anh gây nên từ chiến dịch cứu trợ của mình sẽ còn tác động sâu sắc đến các chương trình thiện nguyện, chương trình cộng đồng khác. Sự tác động ít nhất sẽ diễn ra ở khía cạnh niềm tin. Các tổ chức – cá nhân hoạt động vì cộng đồng sẽ phải tự nhìn lại mình, để làm thế nào có thể lôi kéo sự ủng hộ và tin cậy của người dân. Họ cũng sẽ phải tự nhìn nhận lại cách làm, như phải nỗ lực ra sao để có được kết quả tốt nhất, thiết thực nhất, không thua kém các tổ chức – cá nhân khác.
Sự tác động cũng có thể diễn ra ở khía cạnh, những tổ chức, những cá nhân còn ngần ngại chần chừ trước quyết định có nên làm chiến dịch cứu trợ hay không sẽ mạnh dạn hơn để làm và làm một cách khác biệt, hiệu quả thay vì làm cho có, làm lấy lệ, làm theo phong trào như thực tế đã diễn ra ở các trận thiên tai trong quá khứ.
Phan Anh đã chứng minh cho mọi người thấy, quanh ta có rất nhiều người tốt, xã hội luôn tràn ngập người tốt, điều quan trọng là đánh thức lòng tốt ở họ, khuyến khích họ thể hiện và thúc giục họ bắt tay nhau thể hiện.
Một trào lưu làm từ thiện hướng về miền Trung có thể đang diễn ra, một cuộc cạnh tranh về hiệu quả từ thiện có thể sẽ xảy ra. Nhưng nếu có một cuộc cạnh tranh như thế, không gì khác hơn là người nhận, những người đồng bào đang khốn khó trong nạn kép thiên tai – nhân tai, được hưởng lợi.
Tất cả những điều tốt đẹp ấy là sự lan tỏa và cộng hưởng của những tấm lòng được kích hoạt cảm hứng. Phan Anh đã chứng minh cho mọi người thấy, quanh ta có rất nhiều người tốt, xã hội luôn tràn ngập người tốt, điều quan trọng là đánh thức lòng tốt ở họ, khuyến khích họ thể hiện và thúc giục họ bắt tay nhau thể hiện.
Không có niềm cảm hứng nào lớn hơn niềm cảm hứng được cho đi, được chia sẻ, được tương thân tương ái. Nhưng khơi dậy và tiếp dẫn được cảm hứng ấy trong chiều kích sâu rộng của cộng đồng thì không phải ai cũng làm được như Phan Anh. Và để làm được như vậy, trước hết bản thân Phan Anh phải là một người có niềm tin vào sự tồn tại của một xã hội tốt đẹp. “Hãy cho mình được sống có niềm tin vào điều tốt và người tốt như các bạn đang làm” – đó là lời Phan Anh nhắn vội trong bài viết báo cáo hành trình cứu trợ khẩn cấp trên facebook cách đây ít giờ.
Nhiều nghệ sĩ từng lên tiếng trong chiến dịch bảo vệ tê giác cho đến khi thông điệp được phát ra từ mái đầu cạo trọc của Phan Anh thì hiệu ứng hoàn toàn khác.
Nhìn lùi lại thời gian trước chiến dịch cứu trợ lũ lụt này, không khó để nhận thấy Phan Anh đã có nhiều chiến dịch truyền cảm hứng trước đó. Gần đây nhất là thông điệp bảo vệ tê giác và động vật hoang dã. Trước Phan Anh, có khá nhiều nghệ sĩ hàng đầu showbiz Việt đã sang châu Phi theo lời mời của các tổ chức quốc tế để truyền tải thông điệp bảo vệ tê giác như Diva Hồng Nhung, Thu Minh, Thanh Bùi, Hà Anh Tuấn… Song hiệu ứng truyền thông phát đi từ các nghệ sĩ đó không lớn, không có sự lan tỏa rộng. Cho đến khi thông điệp được phát ra từ mái đầu cạo trọc của Phan Anh thì hiệu ứng hoàn toàn khác. Phan Anh khiêm tốn cho rằng tần số hiệu ứng mà thông điệp của anh phát đi có sự cộng hưởng từ các tần số hiệu ứng trong quá khứ mà nên. Có thể là như vậy. Nhưng mặt khác, nếu anh không mạnh dạn hi sinh diện mạo “hái ra tiền” của mình, nếu như anh không “lớn tiếng” trong một thời gian dài phát đi lời kêu gọi bảo vệ môi trường tự nhiên vì tương lai của con cháu mình, và nếu như anh không mẫu mực trong thực hành lối sống thân thiện với tự nhiên, thì cũng chẳng có tần số nào trong quá khứ hay hiện tại có thể bắt sóng được với nhau. Chiến dịch bảo vệ tê giác và động vật hoang dã của Phan Anh truyền đi cảm hứng mạnh mẽ đến vậy là nhờ anh đã bền bỉ và kiên trì một quan điểm sống tích cực: “Đừng im lặng”.
Clip về lo ngại thực phẩm bẩn của Phan Anh được hàng triệu lượt like, share và nhận được sự đồng cảm sâu sắc của cộng đồng
Ngay cả trong một clip có bản chất là quảng cáo cho một thương hiệu kiểm định chất lượng sản phẩm hàng tiêu dùng, MC Phan Anh cũng tận dụng cơ hội để có thể truyền đi thông điệp bảo vệ cuộc sống “sạch” của mình. Sạch từ không khí, từ ánh sáng, từ nước uống, từ thức ăn đến lối sống, thái độ sống, quan điểm sống. Sạch từ thực phẩm vật chất đến thực phẩm tinh thần, từ chất thải vật chất đến chất thải tinh thần. Những thông điệp như “Mình im lặng, tương lai sẽ lãnh đủ” được truyền đi đã khởi dậy cảm hứng “Nói” mạnh mẽ trong cộng đồng. Sở dĩ thông điệp ấy có đủ khả năng làm đòn bẩy kích bật những cảm hứng phản biện là bởi người phát đi là hình mẫu “nói được, làm được”.
Nếu Phan Anh chỉ nói thôi thì người ta sẽ không tin. Nhưng khi anh mạnh dạn hi sinh cả cơ hội công việc, thậm chí sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cho việc không được lên sóng vì những phản biện đầy tính xây dựng và cầu thị của mình thì người ta không thể không tin. Lời anh nói không giáo điều như một kẻ đứng trên xã hội nhìn xuống hay đứng ngoài xã hội nhìn vào. Đó là lời của người trong cuộc, một người đang hít thở chung môi trường vật chất và môi trường văn hóa với chúng ta, một người cha có những đứa con nhỏ cũng đang hít thở chung bầu không khí cùng với những đứa con nhỏ của chúng ta. Lời nói ấy tự nhiên có sức cảm hóa, tự nhiên dẫn dụ hứng khởi: “Nếu mình không làm, mình thờ ơ, mình nghĩ mình vô can, mình im lặng thì không ai hết, chính con mình, chính bạn bè của chúng, chính thế hệ tương lai sẽ lãnh đủ hậu quả.”
“Nếu mình không làm, mình thờ ơ, mình nghĩ mình vô can, mình im lặng thì không ai hết, chính con mình, chính bạn bè của chúng, chính thế hệ tương lai sẽ lãnh đủ hậu quả” - MC Phan Anh
Siêu mẫu Naomi Campell từng trả lời trên tờ Elle rằng, cô rất yêu quý nhà cách mạng Cuba Fidel Castro bởi ông có một cái nhìn khác biệt về hai chữ “cách mạng”. Cô kể Fidel Castro đã gọi cô và siêu mẫu Kate Moss là hai nhà cách mạng. Bởi một người đã khơi dậy cảm hứng cho những cô gái da màu và một người đã khơi dậy cảm hứng cho những cô gái mảnh mai gầy guộc trên sàn catwalk. Nếu xét trên ý nghĩa của từ cảm hứng, thì có lẽ có thể ưu ái cho MC Phan Anh hai chữ “cách mạng”. Bởi anh ấy đã làm một cuộc cách mạng cảm hứng sống trong cộng đồng!