Ấm áp tình mẹ nuôi của những đứa trẻ bất hạnh
Các chị là “mẹ” của những đứa trẻ mồ côi bất hạnh tại Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội (Thụy An, Ba Vì, Hà Nội).
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, cứ ngỡ là ngày rộn rã của hoa, của quà và những lời chúc tốt đẹp đến tất cả phụ nữ Việt Nam. Nhưng ở một góc núi Ba Vì, có những người phụ nữ vẫn cặm cụi với công việc của mình mà chẳng có thời gian nghĩ đến ngày lễ chúc mừng phụ nữ. Họ là “mẹ” của những đứa trẻ mồ côi bất hạnh tại Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội).
Những ngày cuối tháng mười, trời Ba Vì có chút gió như xoa dịu bớt cái mùi nồng nồng ẩm mốc của tường vôi và nước tiểu… Trên sân phơi la liệt quần áo, khăn khố của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong nhà, tiếng khóc, tiếng u ơ của những đứa trẻ.
Những cư dân đặc biệt này không có khả năng tự chăm sóc mình, tất cả những sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào đội ngũ cán bộ, nhân viên, hộ lý làm việc tại đây, mà mọi người âu yếm gọi là các mẹ.
Chị tâm sự thêm: “Công việc vất vả lắm, từ cho ăn cho uống đến tắm rửa, lau dọn vệ sinh, giặt quần áo, dọn phòng… tất cả đều đến tay chúng tôi. Đồng lương nhân viên dăm ba triệu, phải tằn tiện mới đủ sống, nhưng cứ nghĩ đến mấy đứa trẻ, chẳng ai nỡ bỏ việc”.
Con gái chị cũng nối nghiệp mẹ, vừa tốt nghiệp Trung cấp Y, sắp đi làm hộ lý.
Một mẹ khác tiếp lời: “Ai không yêu nghề thì không thể trụ nổi ở đây hết một tháng, chứ đừng nói đến vài chục năm. Ở nhà, mình chăm một đứa con mọn đã bù đầu bù cổ, huống hồ một nách bốn năm đứa. Hồi chúng chưa biết đi còn đỡ mệt, bắt đầu chập chững là chúng leo trèo lung tung, phải để ý từng chút một. Đã vậy, một đứa khóc là cả bọn hùa theo, một đứa ốm là chúng lại lây nhau.”
Khi được hỏi về ngày 20/10, các mẹ chỉ cười buồn. “Chúng em ở đây có người quê xa lắm, phải ở khu tập thể, có người nhà gần thì còn chạy đi chạy lại được. Nhưng gần hay xa cũng vậy, có ai được nghỉ cho trọn ngày đâu, phải thay phiên nhau túc trực các con. Ngày Tết ngày lễ cũng thế thôi.”
“Chúng cười hồn nhiên thế đấy, nhưng chẳng hiểu gì đâu. Giờ trông hiền vậy nhưng lúc lên cơn, có đứa xông vào cắn nát cả tai đứa khác ra đấy.” – chị Mùi phân bua.
Rồi chị ngập ngừng: “Hồi mấy đứa con nhà mình còn nhỏ mới khổ, hết mọc răng lại đi chảy, buốt hết cả ruột vẫn không dám xao nhãng công việc, đành gửi chúng cho người nhà. Thỉnh thoảng cũng chạnh lòng, nghĩ mình chẳng bằng chị bằng em. Ngày lễ, người ta xúng xính áo quần, đi chơi với chồng với con, còn mình…”
Những ngày cuối tháng mười, trời Ba Vì có chút gió như xoa dịu bớt cái mùi nồng nồng ẩm mốc của tường vôi và nước tiểu… Trên sân phơi la liệt quần áo, khăn khố của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong nhà, tiếng khóc, tiếng u ơ của những đứa trẻ.
Việc chăm sóc các bé ở Trung tâm rất vất vả
“Cư dân” tại Trung tâm, ngoài một số người già neo đơn là hơn 100 đứa trẻ tàn tật, mồ côi, chủ yếu là trẻ em lang thang hoặc bị bỏ rơi trên hè phố hoặc các bệnh viện Hà Nội. Chỉ một số ít đi lại bình thường và nói được, nhưng cũng chỉ là dăm bảy từ ngữ đơn giản, còn phần đông các bé đều bị liệt hoặc bại não.Một mẹ phải đảm nhiệm rất nhiều con
Những cư dân đặc biệt này không có khả năng tự chăm sóc mình, tất cả những sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào đội ngũ cán bộ, nhân viên, hộ lý làm việc tại đây, mà mọi người âu yếm gọi là các mẹ.
Từ việc ăn uống…
Vào giờ ăn trưa của bọn trẻ, các mẹ tất bật tới lui làm không hết việc. Bốn mẹ ở phòng sơ sinh “đánh vật” với 29 đứa con, đứa uống sữa, đứa thì ăn bột, ăn cháo… Những người phụ nữ cứ luôn chân luôn tay, đi lại như con thoi nhưng miệng vẫn nở nụ cười. Hỏi tên, các chị ngượng nghịu giới thiệu, cười cười với người lạ rồi lại để công việc cuốn mình vào. …cho đến ốm đau…
Mẹ Thuý nhỏ nhẹ khoe: “Mình làm việc ở đây ngót hai chục năm rồi. Mười ba năm nữa sẽ được nghỉ hưu”.Chị tâm sự thêm: “Công việc vất vả lắm, từ cho ăn cho uống đến tắm rửa, lau dọn vệ sinh, giặt quần áo, dọn phòng… tất cả đều đến tay chúng tôi. Đồng lương nhân viên dăm ba triệu, phải tằn tiện mới đủ sống, nhưng cứ nghĩ đến mấy đứa trẻ, chẳng ai nỡ bỏ việc”.
Con gái chị cũng nối nghiệp mẹ, vừa tốt nghiệp Trung cấp Y, sắp đi làm hộ lý.
… cả vệ sinh cá nhân cũng đến tay các mẹ
Một mẹ khác tiếp lời: “Ai không yêu nghề thì không thể trụ nổi ở đây hết một tháng, chứ đừng nói đến vài chục năm. Ở nhà, mình chăm một đứa con mọn đã bù đầu bù cổ, huống hồ một nách bốn năm đứa. Hồi chúng chưa biết đi còn đỡ mệt, bắt đầu chập chững là chúng leo trèo lung tung, phải để ý từng chút một. Đã vậy, một đứa khóc là cả bọn hùa theo, một đứa ốm là chúng lại lây nhau.”
Vất vả lắm chứ, nhưng tất cả vì tương lai con em chúng ta
Khi được hỏi về ngày 20/10, các mẹ chỉ cười buồn. “Chúng em ở đây có người quê xa lắm, phải ở khu tập thể, có người nhà gần thì còn chạy đi chạy lại được. Nhưng gần hay xa cũng vậy, có ai được nghỉ cho trọn ngày đâu, phải thay phiên nhau túc trực các con. Ngày Tết ngày lễ cũng thế thôi.”
Mẹ Giang và bé Tuấn Anh
“Lắm hôm vợ chồng con cái còn chẳng kịp ăn chung với nhau bữa cơm. May được các ông chồng hiểu và hết sức thông cảm, còn chăm sóc con cái giúp, thế thì chúng em mới yên tâm công tác chứ!” – mẹ Giang thủ thỉ.Nụ cười của con làm ấm lòng mẹ
Buổi trưa, phòng nhà trẻ chỉ có mình chị Mùi túc trực. Hai mươi đứa trẻ cỡ chừng 5 – 10 tuổi bị bại não, gầy guộc nằm trong những chiếc cũi, có đứa đã thiu thiu ngủ, có đứa nhặng lên đòi ăn, đứa thò đầu khỏi cũi cười hềnh hệch. “Chúng cười hồn nhiên thế đấy, nhưng chẳng hiểu gì đâu. Giờ trông hiền vậy nhưng lúc lên cơn, có đứa xông vào cắn nát cả tai đứa khác ra đấy.” – chị Mùi phân bua.
Chị Mùi nói đùa: “Phải “mười mắt mười tay” mới kham nổi việc”
“Phải luôn chân luôn tay canh chừng các cháu. Nói anh chị bỏ quá, không nhanh có khi vừa “đi” xong, chúng bốc luôn phân đưa vào miệng nhai ấy! Vất vả thì vất vả thật, nhưng cái nghề cái nghiệp nó gắn chặt với đời mình rồi.” - chị chép miệng.Rồi chị ngập ngừng: “Hồi mấy đứa con nhà mình còn nhỏ mới khổ, hết mọc răng lại đi chảy, buốt hết cả ruột vẫn không dám xao nhãng công việc, đành gửi chúng cho người nhà. Thỉnh thoảng cũng chạnh lòng, nghĩ mình chẳng bằng chị bằng em. Ngày lễ, người ta xúng xính áo quần, đi chơi với chồng với con, còn mình…”
Những nụ hôn của con là quà 20/10 cho mẹ
Lòng yêu nghề, yêu đời niềm lạc quan tràn ngập trong ánh mắt của những người phụ nữ ở Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội. Ngày 20/10 của các chị – những người mẹ nhân hậu của trẻ tàn tật, mồ côi – không tràn ngập quà và hoa, không dư dả thời gian hội tụ gia đình, nhưng bù lại, có tiếng nói cười, có nụ hôn của những đứa trẻ và sự cảm thông và tự hào của những đức lang quân.