8 lưu ý trước khi mang thai
Cuộc sống càng hiện đại càng tiềm ẩn những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các chị em. Bài trừ được các yếu tố sau đây sẽ giúp việc trở thành bố mẹ đơn giản hơn.
Phụ nữ quá gầy
Nghiên cứu tại Mỹ chứng minh, cơ thể phụ nữ cần phải có chất béo nhất định mới có thể duy trì được trao đổi sinh lý bình thường. Nếu chất béo quá ít dễ gây ra tắc kinh.
Cũng tương tự, chất béo nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của nam giới. Nam giới nhẹ cân, mô mỡ quá ít thì khả năng sinh dục sẽ bị giảm. Nếu thể trọng cứ liên tục giảm nhẹ sẽ làm cho dịch tiền liệt tuyến suy giảm, từ đó làm cho hoạt lực của tinh binh chịu ảnh hưởng.
Tuổi của nam giới quá lớn
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nam giới qua tuổi 40 mới có con thì nguy cơ sinh con dị tật cao gấp 20 lần so với nam giới có con trước tuổi 40.
Biện pháp khắc phục: Nước ngoài nghiên cứu chứng minh, những trẻ em mạnh khỏe, xuất sắc thường có mối liên quan mật thiết với việc kết hợp tuổi tác và tuổi tác của bố mẹ khi sinh. Bố ở tuổi 30, mẹ ở tuổi từ 24-28 thì có khả năng sinh ra những đứa con thông minh và mạnh khỏe là rất lớn.
Đang mắc phụ khoa
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Không ít phụ nữ khi chưa chữa khỏi bệnh đã mang bầu. Tuy nhiên, nếu mang bầu lúc đang bị viêm nhiễm phần phụ sẽ có thể khiến thai nhi bị dị tật, nhiễm trùng ối, nhau thai bong non….
Biện pháp khắc phục: Chữa trị tích cực và khi bệnh khỏi hẳn mới thụ thai.
Làm việc ở trong môi trường không có lợi cho sinh nở
Làm việc dưới đường dây cao áp, trạm biến thế, trạm phát sóng điện thoại, trạm rada, tháp phát xạ điện từ, phòng thí nghiệm nghiên cứu chất độc và người tiếp xúc với chì, thủy ngân, mangan, thuốc tan hữu cơ, hợp chất phân tử cao… hoặc sử dụng các máy thăm dò điện tử, thiết bị y tế, thiết bị tự động hóa văn phòng… đều có nguy cơ bị tổn thương tinh trùng và trứng.
Biện pháp khắc phục: Những người này nên tránh xa môi trường làm việc 6 tháng trước khi quyết định thụ thai.
Táo bón mãn tính
Rất nhiều chị em văn phòng ngồi là chính, ít vận động… khiến nhu động ruột kém hoạt động. Tinh thần căng thẳng, không chú ý ăn uống và uống ít nước… cũng gây táo bón.
Táo bón lâu ngày có thể gây viêm buồng trứng do vi khuẩn lưu cữu lâu trong ruột xâm nhập qua các mao mạch.
Chọn mùa mang thai không thích hợp
Thời kỳ đầu mang thai chính là giai đoạn thần kinh của thai nhi phát triển và hình thành. Nếu thụ thai trong mùa đông quá lạnh, mùa hè quá nóng hoặc đầu xuân đều không có lợi cho não của thai nhi phát triển.
Biện pháp khắc phục: Đầu thu tiết trời ấm áp, lúc này thụ thai sẽ làm cho phôi thai phát triển rất tốt, tránh được quãng thời gian mà vi-rut, vi khuẩn dễ gây bệnh như mùa hè và mùa đông. Thời ký phát triển của tế bào não, phôi thai cũng ở trong thời gian dinh dưỡng đầy đủ, mang thai vào thời gian này cũng có lợi cho chức năng hệ thống thần kinh của thai nhi điều tiết hài hòa.
Biện pháp khắc phục: Trước khi mang thai nhất định phải đi đến bác sỹ di truyền học tìm hiểu kỹ để tránh không phải sinh ra một đứa trẻ không bình thường.
Mang thai trong thời kỳ sinh lý thấp
Thể lực và trí lực thay đổi theo nhịp sinh học. Khi ở trong trạng thái cao trào, thể lực của con người dồi dào, tâm trạng ổn định, vui vẻ, tư duy nhanh nhẹn, trí nhớ tốt, phản ứng nhanh nhạy, giàu sức sáng tạo và sức đề kháng rất mạnh. Lúc này mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, trí lực tốt. Khi ở “đáy” của nhịp sinh học, cơ thể dễ mệt mỏi, tâm trạng không ổn định, làm việc hiệu suất thấp, khó tập trung, hay quên và khả năng phán đoán thấp thì có nguy cơ sinh ra đứa trẻ thể chất yếu, trí lực không hoàn thiện.
Biện pháp khắc phục: Thời kỳ chuẩn bị mang thai, vợ chồng nên chọn quãng thời gian mà cả hai vợ chồng đều ở trong trạng thái nhịp sinh lý tốt nhất, cần tránh quãng thời gian có nhịp sinh lý thấp.