62 tuổi, sau khi nghỉ hưu tôi đi du lịch khắp nơi, mua sắm bạt mạng, mãi mới nhận ra: THÓI QUEN CẤP THẤP huỷ hoại người già nhanh nhất
Những thói quen cấp thấp đã khiến cuộc sống của tôi bị "chết dần, chết mòn".
Bài viết là lời chia sẻ của ông Chu, 62 tuổi, sinh sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Sau khi đăng tải, bài viết đã nhận được sự đồng cảm từ CĐM.
Tôi năm nay 62 tuổi, đã nghỉ hưu được một thời gian. Trước đây tôi là viên chức nhỏ trong một ngân hàng, công việc không quá vất vả, trong mắt nhiều người được coi là vị trí ổn định. Vợ tôi là giáo viên Tiểu học, sau khi nghỉ hưu cũng ở nhà, hoàn toàn không làm gì thê. Tổng tiền lương hưu của chúng tôi là 15 triệu đồng/tháng.
Tiền lương của chúng tôi không cao nhưng với mức sống ở quê thì khá phù hợp, không đến nỗi thiếu thốn. Hơn nữa, vợ chồng tôi cũng có khoản tiết kiệm nhỏ phòng khi tuổi già ốm đau. Với lương hưu, chúng tôi sẽ chi trả ăn uống hàng ngày, ma chay hiếu hỉ. Số tiền dư còn lại, chúng tôi tích cóp để đi du lịch, tham gia các lớp học như dưỡng sinh, cờ, khiêu vũ, giáo dục sức khoẻ,...
Nhưng càng về sau tôi càng thấy mệt mỏi, chán nản, không còn trạng thái vui vẻ, hào hứng như thời gian đầu. Tôi chợt nhận ra, có những thói quen cấp thấp phát triẻn sau khi nghỉ hưu có thể huỷ hoại một con người.
1. Sự hình thành các thói quen ở mức độ thấp
Một cuộc khảo sát của các nhà Tâm lý học cho thấy, người cao tuổi rất khó thích nghi với cuộc sống hưu trí sau khi nghỉ việc nên sẽ phải chịu nhiều khó chịu về mặt tâm lý và thể chất, thậm chí có những người bị ốm. Dựa vào những hiện tượng và dữ liệu này, các nhà nghiên cứu đã hình thành nên tâm lý học về hưu.
Sự xuất hiện của tâm lý học hưu trí nhằm khuyến khích người cao tuổi điều chỉnh kịp thời mục tiêu cuộc sống sau khi nghỉ hưu nhằm duy trì sức khoẻ tinh thần cá nhân, chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời.
Các nhà tâm lý học chỉ ra cụ thể: Nếu mục tiêu cuộc sống của một người vẫn nằm trong sự nghiệp hiện tại sau khi rời bỏ công việc và không thể tìm thấy những mục tiêu mới, người đó sẽ cảm thấy bị mất trách nhiệm, bí bách và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Giống như hàng xóm của tôi, ông ấy nghiêm túc và có trách nhiệm khi làm việc. Trong sự nghiệp, ông ấy được mọi người ghi nhận, có thành tựu nhất định. Nhưng khi nghỉ hưu, ông thấy hụt hẫng, đột nhiên mất đi giá trị cuộc sống. Vì vậy ông bắt đầu nghĩ ra nhiều cách để loại bỏ cảm giác tiêu cực.
Mặc dù việc đi du lịch giúp ông có được sự thư giãn tạm thời nhưng xét cho cùng thì đó không phải là giải pháp lâu dài. Ông ấy còn rơi vào tình trạng mua sắm điên cuồng. Ông mua rất nhiều thực phẩm chức năng, quần áo, đồ gia dụng. Sau đó, ông phát hiện ra đó là sản phẩm kém chất lượng, không thể sử dụng.
Vợ chồng tôi cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vợ tôi nghiện mua sắm trên mạng, mua rất nhiều đồ, giờ chất đầy trong kho, không dùng tới. Chúng tôi còn tham gia nhiều tour du lịch, ngốn hết 1/3 số tiền tiết kiệm.
Tôi tự nhận ra mình đã có hành vi tiêu dùng ở mức độ thấp. Bởi sau khi nghỉ hưu, tôi không kịp thời điều chỉnh tinh thần dẫn đến mất cân bằng tâm lý. Để bù đắp cho sự mất cân bằng này, tôi không ngừng thử nghiệm nhiều hoạt động khác nhau. Cho đến khi có được cảm giác khẳng định và thư giãn khi mua sắm khác nhau, rồi tôi dần dần lạc vào cách tiêu dùng ở mức độ thấp.
2. Động cơ tâm lý đằng sau những thói quen ở mức độ thấp
Ngoài thói quen tiêu dùng ở mức độ thấp, còn có nhiều thói quen và hành vi ở mức độ thấp khác nhau. Ví dụ, thói quen giao tiếp ở mức độ thấp, thói quen suy nghĩ ở mức độ thấp,... Ngoài ra, bạhjn tiếp xúc với ai, sống trong môi trường nào sẽ quyết định trình độ của bạn.
Nhà Tâm lý học xã hội Gustave Le Bon xuất bản một cuốn sách vào năm 1985 có tựa đề là "Đám đông" chia sẻ về tâm lý quần chúng. Trong cuốn sách, Le Bon đã chỉ ra những đặc điểm của nhóm và tâm lý nhóm.
Trong đó, một đặc điểm được đề cập là: Khi một người ở một mình, suy nghĩ của người đó rất rõ ràng và độc lập. Nhưng khi họ bước vào một nhóm, sự độc lập sẽ bị đám đông chôn vùi, tư duy độc lập sẽ không còn, bị phụ thuộc vào tư duy nhóm. Điều này sẽ thể hiện những đặc điểm như dễ xúc động và nhận thức thấp .
Quan sát xung quanh, chúng ta sẽ thấy nhiều người già lương hưu cao không, thiếu tiền nhưng họ vẫn sẵn sàng xếp hàng vào siêu thị để mua đồ, mua tràn lan mặt hàng kém chất lượng, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc,... Họ chỉ tận hưởng cảm giác được ở trong một nhóm và cùng nhau nhận đồ.
Những hành vi chất lượng thấp này hoàn toàn không thể được thực hiện đối với các cá nhân. Tóm lại, những thói quen cấp thấp hạ thấp tầm vóc con người, về lâu dài để lại hậu quả.
3. Lối sống gỡ lỗi
Sau khi nghỉ hưu, sở dĩ người ta không thích nghi được với cuộc sống hiện tại là vì họ chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của việc nghỉ hưu.
Trên thực tế, cuộc sống hưu trí là một khởi đầu khác của cuộc sống. Việc duy trì và nuôi dưỡng những sở thích, thói quen tốt sẽ giúp con người duy trì những phẩm chất cao quý. Sau khi nghỉ hưu, chúng ta vẫn cần đọc, học để hoàn thiện bản thân.