5 "tuyệt chiêu" chống ẩm cho nhà tắm vô cùng hiệu quả bạn nhất thiết phải biết
Nhà tắm là một tổng thể điện - nước quan trọng trong gia đình mỗi người. Nhưng hai yếu tố ấy cần cẩn trọng khi lắp đặt kẻo sẽ gây họa về sau. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc chống ẩm trong nhà tắm.
Phòng tắm - nhà vệ sinh là nơi thường xuyên dùng nước, và thời gian sử dụng mỗi lần cũng không hề ngắn nên rất dễ xảy ra những vấn đề sau:
1. Cửa phòng tắm vì hơi nước mà biến dạng, khó đóng chặt, bị tróc sơn:
Điều khiến bạn phiền muộn nhất là nước trong phòng tắm không những nhiều, thường xuyên ướt át mà còn là nước nóng. Nhiệt độ khiến cho nhiều chất liệu như nhựa, gỗ, kim loại bị biến dạng, bong tróc sơn. Một kiến nghị nhỏ là nên lựa chọn những loại vật liệu bền chắc như nhôm kính chịu nhiệt cao, PVC tổng hợp bền chắc để tránh khỏi tình trạng này.
2. Tủ đựng đồ dễ bị mùi ẩm mốc khó chịu, nghiêm trọng hơn còn bị mục, ruỗng
Hơi nước và độ ẩm tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, và không những thế còn có các loại côn trùng như gián, chuột… đều có đặc tính gặm nhấm rất cao. Nên tủ trong nhà vệ sinh cần được thường xuyên lau dọn sạch sẽ, hút ẩm bằng túi chống ẩm và có sử dụng xịt diệt côn trùng, đảm bảo cho một không gian sạch sẽ, thoáng mát.
Và sau đây là những "tuyệt chiêu" chống ẩm hiệu quả cho phòng tắm:
1. Làm chân kim loại chống rỉ cao, đề phòng nước ngập cho tủ nhà vệ sinh:
Sử dụng tủ chân gỗ sẽ rất dễ mục ruỗng, hơn nữa khi hơi nước ngấm vào sẽ làm tủ bị biến dạng. Đề nghị bạn làm một khoảng chân kim loại chống rỉ cao, chắc chắn để giải quyết những vấn đề trên.
2. Sử dụng vật liệu chống thấm nước:
Bồn rửa mặt là nơi ngày ngày phải dùng đến nước, mức độ bị hỏng và mài mòn khá cao. Hiện giờ thịnh hành bồn rửa sứ tráng men trên bục đá hoa cương, hai loại vật liệu này đều không thấm nước, khá dễ lau chùi và có độ bền, tuổi thọ cao.
3. Gỗ không phải là lựa chọn tối ưu:
Tủ gỗ rất dễ hút hơi nước và biến dạng theo thời gian. Vốn bản chất là một loại vật liệu có yêu cầu nghiêm khắc về môi trường sử dụng, mà phòng tắm lại chỉ có vẻn vẹn vài mét vuông, khó mà khô ráo để bảo quản tốt những đồ dùng từ gỗ. Thay vào đó hãy sử dụng những vật liệu tổng hợp như tấm chống nước, chịu lực, chịu nhiệt để tạo một không gian không cần lo lắng cho nhà tắm của bạn.
4. Sử dụng khu vực tắm ngăn cách riêng:
Việc dùng cửa kính cường lực ngăn cách khu vực tắm với toàn bộ phòng tắm đã không còn gì xa lạ. Nhưng việc này cũng đòi hỏi một nhà vệ sinh có diện tích tương đối, nếu chật hẹp cũng không thể cố ép buộc được.
5. Có cửa sổ thông thoáng khí:
Có người sợ rằng đang tắm gặp phải gió lạnh thì không hay nên không làm cửa sổ thông ra bên ngoài mà không biết rằng thiếu khí mới ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Một cửa sổ thông gió sẽ làm giảm ẩm mốc hiệu quả cho nhà tắm lắm đó.