4 loại tháp rau lý tưởng để nhà chật đến mấy vẫn trồng đủ rau sạch để ăn

Kiu,
Chia sẻ

Bạn muốn tự trồng rau nhưng nhà lại quá chật? Với 4 mẫu tháp rau nhỏ xinh nhưng tiện dụng dưới đây thì nhà chật cũng chẳng thể làm khó bạn được nữa.

1. Tháp rau từ thùng nhựa

Loại tháp rau tự ủ rác thành phân hữu cơ hiện được đang rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi kích thước phù hợp với không gian sống thành phố, nguyên liệu đầu vào lại dễ kiếm.

tr
Tháp rau sạch - mô hình trồng rau sạch hợp với nhà phố.

Mo hinh trong rau sach tu rac gia 1 trieu dong hinh anh 1
Ưu điểm của loại tháp này là trồng được lượng rau lớn.

Loại tháp rau này được chế từ chính những chiếc thùng phuy nhựa bằng cách rạch các mắt nhựa theo mật độ hợp lý rồi uốn các mắt cố định để khoảng cách mắt vừa đủ to để trồng các loại rau. Ở giữa sẽ là một lõi trụ nhựa PVC lớn có các lỗ nhỏ dọc thân. Đây sẽ là nơi đổ các loại rác hữu cơ như rau, củ, quả, cơm thừa bã chè, bã cà phê.

tháp rau
Trụ nhựa PVC ở giữa là nơi đổ rác hữu cơ.

Lượng rác hữu cơ này này hoai mục dần và được phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí và ăn bởi trùn quế sẽ tạo ra một lượng phân bón hữu cơ dinh dưỡng cấp ngược lại cho cây trồng. Trùn quế cũng sẽ di chuyển khắp tháp rau và thải ra phân trùn quế bổ sung dinh dưỡng cho tháp và làm tơi xốp đất, nhờ vậy bạn không cần phải bón phân mà đất vẫn đủ dinh dưỡng cho rau.

tháp rau
Quá trình phân hủy của rác hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật sẽ tạo ra dinh dưỡng cho cây.

Một ưu điểm nữa của tháp rau từ thùng nhựa này là lượng mắt nhiều, có thể trồng được lượng rau lớn. Anh Khuyến, chủ nhân của mô hình tháp rau này có biết với 3 tháp, mỗi tháng, anh thu hoạch được 15-20 kg rau các loại.

tháp rau3
Chịu khó đâu từ, chăm sóc, chỉ vài cái thùng nhựa cũng đủ để bạn có rau xanh cho cả gia đình.

2. Tháp rau thẳng đứng

Loại tháp này đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà chật hẹp bởi tất cả dạng khay trồng lưng thẳng, có thể xếp trồng lên nhau. Điểm hay của tháp rau thẳng đứng này là chỉ có cần một mặt phẳng vững chắc làm điểm tựa là được, đồng thời, số lượng khau trồng có thể tùy biến theo nhu cầu, sở thích của người dùng.

rau

Tuy nhiên đi đôi với những ưu điểm đó thì tháp rau này cũng có một số nhược điểm như khay rau khá nhỏ và nông nên lượng rau trông không được nhiều, phù hợp để trồng rau có lá hơn là củ quả. Một khay rau như hình trên thị trường có giá khoảng 60 ngàn đồng nên nếu muốn có đủ lượng rau có cả gia đình 3, 4 người ăn, chi phí bán đầu bỏ ra có khi phải lên tới hàng triệu đồng.

rau

3. Tháp rau 6 cánh

Loại tháp rau này gồm nhiều chậu được thiết kế giống như hình cánh hoa với 6 cánh riêng biệt nên trong một chậu có thể trồng được đến 6 loại rau khác nhau. Thêm vào đó chiều cao của loại chậu 6 cánh này khoảng tầm 25cm, chứa được lượng đất lớn, nên cũng ngoài trồng rau, còn có thể trồng củ như cà rốt, su hào, hay cây cà chua.

ra
Chậu 6 cánh.

Loại tháp này chỉ có một nhược điểm đó là để tạo tháp bạn sẽ phải xếp chồng các chậu với nhau. Khi xếp chồng, phần cánh hoa bị thu hẹp khá nhiều nên lượng rau trồng ở mỗi cánh không được nhiều, đặc biệt với các loại rau lá lớn.

tháp rau

4. Tháp kim tự tháp

Loại tháp kim tự tháp này thực sự là một giải pháp tuyệt vời cho những người muốn trồng rau sách ở nhà. Với thiết kế to dưới, nhỏ trên, nên mỗi tầng của tháp rau này đều được đảm bảo đủ nắng, khi tưới nước cũng rất dễ dàng. 

tháp rau

Thêm vào đó kiểu với kiểu kim tự tháp này, khoảng đất ở tầng ô khá rộng, rõ vậy bạn có thể trồng nhiều cây trong một khoảng đất, rất tiện cho chăm sóc, thu hoạch và cũng dễ để có đủ rau cho cả nhà cùng ăn. 

tháp rau

Tuy nhiên loại tháp kim tự tháp ở Việt Nam còn chưa phổ biến, nên bạn có thể tự dùng gỗ và đóng cho gia đình một chiếc tháp rau thế này, hơi mất công một chút nhưng độ bền cao và cả nhà sẽ cùng được ăn rau sạch đấy!
Chia sẻ