3 yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng mà rất nhiều người bỏ qua
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam đều được phát hiện muộn làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh.
Bệnh ung thư vòm họng (NPC - Nasopharyngeal Carcinoma) không còn hiếm gặp trên thế giới. Thế nhưng các triệu chứng của bệnh lại không điển hình và có thể liên quan đến các cơ quan lân cận như tai, mũi, thần kinh, hạch... nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, căn bệnh này cũng rất phổ biến. Hàng năm khoa xạ trị bệnh viện K tiếp nhận điều trị trung bình từ 250 - 300 bệnh nhân mắc ung thư vòm họng mới.
Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam đều được phát hiện muộn làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh.
Ung thư vòm họng (NPC -Nasopharyngeal Carcinoma) được coi là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ, và ở vị trí thứ 5 trong các bệnh ung thư toàn cơ thể nói chung. Trên thế giới, nguy cơ mắc ung thư vòm mũi họng (UTVMH) chia theo 3 khu vực địa lý khác nhau:
- Khu vực có nguy cơ mắc cao: Bao gồm miền Nam Trung Quốc và các nước vùng Đông Nam Châu Á.
- Khu vực có nguy cơ trung bình và ngày càng có xu hướng tăng lên: Bao gồm các nước ở vùng Bắc Phi.
- Khu vực có nguy cơ thấp: Bao gồm các nước Châu Âu, Châu Mỹ.
Những yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng
Những nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng nên các nghiên cứu cũng như chuyên gia sức khỏe đưa ra một số yếu tố được coi là mang tính nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng để người dân nhận biết. Theo chia sẻ của tạp chí Ung thư thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong các yếu tố nguy cơ, đáng kể nhất là yếu tố môi trường, gen và virus Epstein Barr (EBV).
- Yếu tố môi trường: Những người sống trong điều kiện khí hậu ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, hít khỏi thuốc lá chủ động hay bị động... có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao hơn những người sống trong môi trường trong lành. Ngoài ra, người có thói quen ăn uống nhiều món chứa nitrosamine (như dưa, cà, cá muối; tương; thực phẩm bị mốc...) cũng có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng vì nitrisamine là một trong những chất gây ung thư.
- Nhiễm virus EBV: Hầu hết các tế bào ung thư vòm họng đếu chứa các phần của virus Epstein-Barr (EBV) và hầu hết những người bị bệnh ung thư này đều nhiễm virus EBV trong máu. Nhiễm trùng EBV rất phổ biến trên khắp thế giới, thường xảy ra ở trẻ em. Ở Hoa Kỳ, trẻ vị thành niên thường bị nhiễm EBV nhiều hơn.
Mối liên hệ giữa nhiễm EBV và ung thư vòm họng rất phức tạp và chưa được hiểu đầy đủ. Chỉ mỗi nhiễm trùng EBV thì chưa đủ để gây ra ung thư vòm họng nhưng nếu kết hợp với các yếu tố khác như gen, các yếu tố môi trường, ăn uống... thì có thể khiến bệnh phát triển.
- Yếu tố di truyền: Gen của một người có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có loại mô di truyền nhất định sẽ có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao hơn. Các mô mô ảnh ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và có liên quan đến cơ thể người phản ứng như thế nào với nhiễm trùng EBV.
Những giai đoạn phát triển của ung thư vòm họng và tỉ lệ sống sót thêm 5 năm ở từng giai đoạn
Mỗi năm có hàng ngàn trường hợp ung thư vòm họng được chẩn đoán. Tiên lượng sống cho bệnh ung thư vòm họng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh (bệnh đang ở giai đoạn nào).
Ung thư vòm họng phát triển theo 4 giai đoạn chính (1-4). Bạn cũng có thể nghe tới thuật ngữ giai đoạn 0. Đây là giai đoạn rất ớm của ung thư, còn gọi là ung thư taiij chỗ (CIS) hay tiền ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ ở trong lớp bề mặt của lớp lót vòm họng chứ chưa lây lan sang mô lân cận, các hạch bạch huyết hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Mặc dù các tế bào chưa lây lan, nếu không được điều trị, có nguy cơ cao phát triển thành ung thư xâm lấn.
Giai đoạn 1: Ung thư là ở vòm họng và có thể bắt đầu phát triển thành khoang mũi hoặc hầu họng (vùng ở phía sau miệng và trên cùng của cổ họng). Ung thư đã không lan sang các mô lân cận, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Ung thư có thể lan sang khoang miệng hoặc miệng và có ung thư ở các hạch bạch huyết ở một bên cổ hoặc phía sau cổ họng. Các hạch bạch huyết không dài hơn 6cm.
Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng đến các xương và vùng xung quanh (xoang). Nó cũng có thể lan tới các hạch bạch huyết ở một hoặc hai bên cổ, hoặc phía sau cổ họng.
Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 có 3 nhóm
4A - có nghĩa là ung thư đã phát triển trong hộp sọ. Nó có thể ở thần kinh sọ (mô sọ), mắt hoặc các mô lân cận, hoặc phần dưới của cổ họng. Có thể có tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết ở một hoặc cả hai bên cổ. Các nút này nhỏ hơn 6cm và cao hơn vùng xương đòn.
4B - có nghĩa là ung thư có thể phát triển thành các mô hoặc xương gần đó. Nó đã lan đến ít nhất một nút bạch huyết lớn hơn 6cm, hoặc nằm trong khu vực xương sống, hoặc cả hai.
4C - có nghĩa là ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như phổi.
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán Giai đoạn Ung thư AJCC năm 2010 (của Hoa Kỳ), tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:
Giai đoạn I: 72%
Giai đoạn II: 64%
Giai đoạn III: 62%
Giai đoạn IV: 38%
Điều trị và phòng ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng tiến triển qua nhiều giai đoạn, vì vậy, việc điều trị bệnh phụ thuộc vào từng thời điểm phát hiện và sự tiến triển của bệnh.
Hiện nay, trong quá trình điều trị ung thư vòm họng thì thường có các phương pháp sau:
- Xạ trị: Đây là phương thức điều trị chủ yếu giành cho bệnh nhân khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng.
- Hóa trị liệu: Khi người bệnh có sức khỏe tốt có thể được cân nhắc xạ trị phối hợp với hóa trị liệu. Hóa trị liệu kết hợp có thể làm tăng hiệu quả của điều trị chính nhưng làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí và người bệnh sẽ phải chịu thêm những tác dụng phụ của điều trị.
Nếu bệnh ung thư đã chuyển sang di căn xa, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Vì bệnh ung thư chưa có nguyên nhân rõ ràng, lại có thể phát sinh ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng nên chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, để phòng bệnh điều quan trọng vẫn là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sau đây:
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc mà từ bỏ được thì sau 5-6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống giống như những người không hút thuốc.
- Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn gây hại cho cơ thể.
- Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).
- Thường xuyên đi khám sức khỏe theo định kì.
Chăm sóc sau khi điều trị ung thư vòm họng
Bệnh nhân ung thư vòm họng không cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đặc biệt nhưng nên chú ý một số điều như sau:
- Nên ăn thức ăn lỏng để dễ nuốt và không bị nghẹn trong quá trình ăn uống.
- Nên ăn uống đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng.
- Cần vệ sinh miệng, họng tốt hàng ngày.
- Sau khi điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái. Thực hiện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị.
Theo bác sỹ Trần Thanh Phương – Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố chính gây ung thư vòm họng ở Việt Nam là hút thuốc, uống rượu và ăn trầu thuốc.
Điều này được rút ra dựa trên khảo sát 143 trường hợp mắc ung thư vòm họng, kết quả cho thấy: 47% người mắc căn bệnh này có hút thuốc lá, 30% có sử dụng bia rượu thường xuyên, 29% vừa hút thuốc vừa uống rượu, 23% do ăn trầu thuốc.
Trong số 3 yếu tố kể trên, tục ăn trầu thuốc chỉ còn tồn tại ở một số địa phương, tuy nhiên, sử dụng bia rượu và thuốc lá vẫn tiếp tục là vấn nạn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng, cho người Việt.
(Tổng hợp)