17 mẹo giúp bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ
Phòng bếp là căn phòng làm việc chăm chỉ nhất trong nhà và là nơi thường xảy ra những vụ lộn xộn nhất. Vậy làm thế nào để có thể giữ chúng luôn ngăn nắp và gọn gàng?
Một mớ hỗn độn trong nhà bếp có thể làm cho bạn bị mất tinh thần. Chẳng ai có thể nấu ăn trong một căn bếp bẩn thỉu và việc phải dọn dẹp nó trước khi bắt đầu sẽ tiêu hao hết năng lượng của bạn.
Phòng bếp là căn phòng làm việc chăm chỉ nhất trong nhà và là nơi thường xảy ra những vụ lộn xộn nhất. Dưới đây là một số cách tốt nhất để giữ cho căn bếp của bạn luôn ở trạng thái ngăn nắp và gọn gàng.
1. Làm sạch liên tục
Khái niệm dọn dẹp liên tục là điều cơ bản nhất để duy trì một nhà bếp sạch sẽ. Có nghĩa là bạn dọn dẹp khi đang nấu ăn hoặc sử dụng nhà bếp. Ví dụ như lau sạch vết đổ trên quầy ngay lập tức, đặt các lọ gia vị trở lại tủ hoặc kệ khi bạn đã sử dụng xong và rửa bát đĩa, thớt, dao bẩn trong khi đang hầm canh.
2. Không bao giờ đặt đồ dùng bẩn trên quầy bếp
Đừng tạo ra những mớ hỗn độn không cần thiết! Hãy đặt những chiếc thìa, muỗng dính thức ăn vào bát thay vì để trực tiếp chúng trên mặt quầy. Cách này vừa giúp bạn bớt thời gian dọn dẹp, vừa đảm bảo khu vực bếp luôn gọn gàng.
3. Dọn quầy bếp mỗi tối
Giấy và những thứ lộn xộn khác thường sẽ dễ bị chất đống trên quầy bếp. Hãy đảm bảo điều này không xảy ra bằng cách dọn sạch mặt quầy bếp và cất mọi thứ vào nơi chúng thuộc về mỗi tối như một phần của thói quen “tắt bếp” của bạn.
4. Rửa sạch ba dụng cụ này ngay sau khi sử dụng
Hãy luôn làm sạch dụng cụ bào, lọc hoặc dao ngay sau khi sử dụng, điều này cũng sẽ giúp bạn không phải đối mặt với việc cọ rửa thực phẩm khô bám trên những vật dụng phức tạp này.
5. Sắp xếp tủ bên dưới bồn rửa của bạn
Bạn có thể lưu trữ phần lớn những món đồ tẩy rửa trong tủ dưới bồn rửa bát. Hãy đảm bảo rằng chúng được sắp xếp có tổ chức, để bạn có thể dễ dàng lấy những gì bạn cần một cách dễ dàng.
6. Tạo các khu quầy bếp
Nếu bạn chỉ định các khu vực cho các nhiệm vụ cụ thể, bạn sẽ giúp ngăn không cho tất cả khu bếp bị bẩn khi chuẩn bị đồ ăn. Ví dụ: nếu bạn chỉ nướng bánh ở góc nơi có máy trộn đứng, bạn sẽ chỉ phải lau quầy đó (và khu vực xung quanh bồn rửa) khi đã quấy xong bánh muffin.
7. Sử dụng máy rửa bát hàng ngày
Nếu bạn không sử dụng máy rửa bát quá lâu hoặc không thể nhét thêm bất cứ thứ gì khác vào máy rửa bát do nó đã quá đầy. Khi đó, máy rửa bát sẽ không còn hữu ích và bạn sẽ phải dùng tay để rửa thay vì dùng máy. Do vậy hãy tập thói quen sử dụng máy rửa bát hàng ngày sau mỗi bữa tối.
Nếu bạn chạy máy rửa bát vào ban đêm, bạn có thể bỏ bát ra vào buổi sáng hôm sau. Bằng cách này, bạn bắt đầu một ngày mới với một chiếc máy rửa bát trống có thể được nạp thêm bát đĩa bẩn trong cả ngày.
8. Một bồn rửa luôn trống
Ngay cả một cái dĩa bẩn trong bồn rửa cũng khiến bạn dễ dàng xếp bát bẩn vào đó hơn là bỏ chúng vào máy rửa bát hoặc rửa chúng ngay. Chính vì vậy hãy luôn cố gắng giữ bồn rửa không có bát đĩa bẩn bằng cách luôn rửa ngay những món đồ bẩn thay vì vứt chúng ở đó.
9. Hút bụi hoặc quét dọn bếp hàng ngày
Sàn nhà bếp có thể bị bẩn rất nhanh nếu chúng không được lau dọn thường xuyên. Hãy hút bụi hoặc quét nhanh vào mỗi tối sau khi dọn dẹp quầy bếp để loại sạch các mảnh vụn thức ăn rơi vãi trong nhà hay những mảng nước sốt bị rớt ra sàn.
10. Lựa chọn những gì có thể để trên mặt quầy bếp
Mặt bếp được giữ sạch sẽ sẽ ngăn bạn không để những chiếc bát đĩa lộn xộn và bẩn thỉu hơn là một mặt bếp đầy ắp đồ. Điều này có nghĩa là mọi người trong gia đình cũng có thể cất đồ đạc gọn gàng hơn.
11. Dọn dẹp ngay sau mỗi bữa ăn
Đừng bao giờ biến việc quay lại bàn ăn và nhà bếp bẩn thỉu sau khi “nghỉ giải lao” trở thành thói quen. Hãy dọn bàn ngay lập tức và phân công mọi người làm việc cho đến khi nhà bếp trở lại trật tự như trước khi nấu. Sau đó, bạn có thể thư giãn xem TV hay làm việc cá nhân.
12. Dọn sạch tủ lạnh thường xuyên
Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn phải vệ sinh tủ lạnh từ trong ra ngoài, nhưng nếu muốn giữ nhà bếp sạch sẽ, bạn cần thường xuyên kiểm tra các sản phẩm sắp hỏng và thức ăn thừa cần vứt đi trong tủ lạnh. Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn cắt giảm lãng phí thực phẩm và chi tiêu không cần thiết.
Bạn có thể biết khi nào thứ này hết hạn nhưng những người khác trong gia đình bạn thì chưa chắc. Hãy giúp mọi thứ ở đúng vị trí của chúng bằng cách thêm nhãn vào kệ đựng thức ăn và tủ lạnh của bạn để mọi người sẽ đọc được chúng khi tìm đồ trong tủ lạnh.
13. Sắp xếp đồ trong tủ bếp
Những chiếc tủ quá nhiều đồ không có gì thú vị, đặc biệt bạn sẽ dễ trở nên nổi cáu khi phải lấy một đống bát đĩa bên ngoài để có thể lôi được chiếc nồi bên trong ra. Hãy kiểm tra các ngăn tủ của bạn và chỉ giữ lại những gì bạn thực sự sử dụng và yêu thích trong những ngăn tủ dễ tiếp cận nhất của mình. Bằng cách này việc lấy đồ và cất đồ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều giúp bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp.
14. Làm sạch lò nướng và lò vi sóng thường xuyên
Thêm công việc vệ sinh lò nướng và lò vi sóng vào thói quen dọn dẹp hàng tuần của bạn. Việc dọn dẹp thường xuyên sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lau sạch được các vết bẩn cũng như ngăn chặn vi khuẩn tích tụ.
15. Khử trùng bồn rửa của bạn thường xuyên
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bồn rửa trong nhà bếp có thể bẩn hơn bồn cầu. Đừng để bồn rửa của bạn trở nên như vậy, hãy thường xuyên rửa lại bồn rửa bằng nước rửa chén hàng ngày, sử dụng baking soda và giấm để làm sạch bồn rửa cũng như khử mùi hôi vào mỗi tuần.
16. Dọn sạch thùng rác mỗi tối
Bạn biết điều gì làm hỏng một nhà bếp sạch sẽ không? Đó chính là một thùng rác hôi thối. Hãy luôn bỏ rác ra khỏi nhà trước khi đi ngủ để giữ cho không gian được trong lành cũng như ngăn ngừa chuột bọ.
17. Tạo thói quen và tuân theo chúng
Có thể chuyển sang chế độ thí điểm tự động là cách chắc chắn nhất để công việc dọn dẹp nhà bếp của bạn luôn nhàn nhưng hiệu quả. Hãy tạo thói quen dọn dẹp sau mỗi bữa ăn, bao gồm những việc như dọn bàn ăn trước, sau đó lau sạch, cất thức ăn thừa vào tủ lạnh.... Đồng thời tạo một thói quen cụ thể về việc dọn dẹp tổng quan phòng bếp hàng tuần.