1 dịch bệnh bùng phát khiến 300 người nhập viện ở Myanmar, Thái Lan ghi nhận 2 ca, gióng chuông cảnh báo

Mỹ Diệu,
Chia sẻ

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ, tỷ lệ tử vong lên tới 25% đến 60%.

Theo tờ Bangkok Post, ngày 22/12, Opas, Tổng thư ký Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, cho biết trung tâm cấp cứu được thành lập tại tỉnh Tak vì có nguy cơ cao dịch bệnh ở nước lân cận tràn sang miền bắc Thái Lan.

Ông Opas cho biết khoảng 200 người nhiễm bệnh và 2 người chết ở khu vực Thung lũng Myawaddy của Myanmar. Huyện Mae Sot của Thái Lan cũng ghi nhận 2 ca mắc bệnh. Tuy nhiên, tờ Matichon Online của Thái Lan cho rằng con số người mắc bệnh ở nước láng giềng có thể đã lên tới con số 300 người, 56 người trong số đó đang trong tình trạng nghiêm trọng.

Dịch bệnh được xác định là bệnh tả.

1 dịch bệnh bùng phát khiến 300 người nhập viện ở Myanmar, Thái Lan ghi nhận 2 ca, gióng chuông cảnh báo- Ảnh 1.

Thái Lan gấp rút thực hiện công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh

Dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 18/12 cho thấy từ ngày 1/1 đến ngày 24/11 năm nay, trong số các khu vực trên toàn cầu được chia theo WHO, có 33 quốc gia và 5 khu vực đã báo cáo có số ca mắc bệnh tả tích lũy, khoảng 73.000 trường hợp và 5.162 trường hợp tử vong.

Được biết, bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính do Vibrio cholerae gây ra. Bệnh có đặc điểm khởi phát cấp tính, lây lan nhanh và lan rộng. Mùa hè và mùa thu là mùa có tỷ lệ mắc bệnh tả cao. Bệnh tả không lây lan qua không khí hoặc trực tiếp qua da. Nó chủ yếu lây truyền qua nguồn nước và thực phẩm không sạch.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ gây tiêu chảy nhẹ hoặc không có triệu chứng gì khác. Các triệu chứng điển hình là tiêu chảy nặng, không đau và tiêu chảy nặng có thể xảy ra hơn 10 lần một ngày.

Sau khi bị nhiễm bệnh tả, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất nước nặng và tử vong. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể mất tới 1 lít chất lỏng mỗi giờ. Bệnh nhân bị mất nhiều nước và điện giải, dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu và sốc giảm thể tích, cũng như rối loạn nhịp tim và suy thận.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ, tỷ lệ tử vong lên tới 25% đến 60%, tuy nhiên, nếu bệnh nhân được bổ sung nước và điện giải kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn 1%.

Chia sẻ