Trực tiếp: Bão số 3 tiếp tục di chuyển về Thanh Hoá; cảnh báo lũ quét các khu vực
Lúc 11h, tâm bão nằm trên đất liền Hưng Yên - Ninh Bình, sức gió cấp 8, đang di chuyển về phía Thanh Hóa và sẽ suy yếu thành áp thấp tại Thượng Lào.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 11h ngày 22/7, tâm bão nằm trên đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt 74 km/h (cấp 8), giật cấp 10. Bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ 10-15 km/h.
Trong ngày và đêm nay, bão đi chếch xuống khu vực Thanh Hóa rồi suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Tiếp tục cập nhật...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hoàn lưu bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó tập trung 2 khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, với lượng mưa khoảng 150-300mm trong ngày và đêm nay, cục bộ có thể cao hơn.
Theo dự báo, bão số 3 Wipha sau khi vào đất liền sẽ tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Nam, 10-15km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Bão giảm cấp, di chuyển về phía Thanh Hoá
Khu vực Thanh Hóa bắt đầu có gió giật mạnh, sóng biển cao khoảng 1m cũng liên tục xuất hiện, ghi nhận ban đầu chưa có thiệt hại về người và tài sản. Trước đó, theo thông báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, lúc 11h, tâm bão nằm trên đất liền Hưng Yên - Ninh Bình, sức gió cấp 8, đang di chuyển về phía Thanh Hóa và sẽ suy yếu thành áp thấp tại Thượng Lào.
Ninh Bình mưa lớn, cây đổ đè lên ô tô
Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, khoảng 10h30 sáng nay, mưa to và gió lớn đã làm nhiều khu vực dân cư bị ngập cục bộ. Một số tuyến đường bị cản trở do cây xanh đổ ngổn ngang, trong đó có trường hợp cây đổ đè trúng ô tô đang đậu, gây hư hỏng nghiêm trọng.

Cây đổ trong bão tại bãi biển Thịnh Long, xã Hải Thịnh, Ninh Bình. Ảnh: CTV.
Trước diễn biến phức tạp của bão, các lực lượng như công an, quân đội, dân quân tự vệ đã được huy động tăng cường tuần tra, trực chiến 24/24 tại các tuyến đê xung yếu và khu vực dân cư ven biển. Công tác ứng trực, xử lý sự cố, hỗ trợ người dân sơ tán, di dời tài sản được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.
Phố biến thành sông, người dân bì bõm đẩy ô tô chết máy giữa gió bão
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa xuất hiện mưa lớn từ sáng sớm. Đến khoảng 9h ngày 22/7, nhiều nơi xảy ra tình trạng ngập cục bộ.
Tại phường Hạc Thành, các tuyến đường như Đại lộ Lê Lợi, Trường Chinh, ngã tư Bưu Điện… đều bị ngập sâu. Có nơi nước ngập đến nửa bánh xe ô tô, khiến việc lưu thông của các phương tiện gặp khó khăn.
Nhiều ngõ trong khu dân cư ở các xã, phường trung tâm của tỉnh Thanh Hóa nước đã tràn vào sát mép nhà. Tại xã Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, dọc tuyến đường ven biển, nước ngập sâu khiến không ít phương tiện bị chết máy.

Đại lộ Lê Lợi, phường Hạc Thành ngập sâu trong nước. Ảnh: Lê Dương.

Các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gặp khó khăn. Ảnh: Lê Dương.

Nước ngập sâu ở đường ven biển xã Hoằng Tiến khiến nhiều phương tiện lưu thông chết máy. Người dân phải xuống đẩy xe giữa mưa gió. Ảnh: Lê Dương.
Xã ven biển ở Hưng Yên có gió giật mạnh, mưa trắng trời khi bão đổ bộ đất liền

Tại xã Đồng Châu đã có gió giật mạnh và mưa lớn trắng trời.

Nhiều người dân lo lắng nhiều diện tích chuối và hoa màu sẽ bị gió bão quật ngã

Ảnh: Vân Đức

Ảnh: Vân Đức

Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét hàng loạt xã, phường tại Thanh Hóa, Nghệ An
Theo bản tin cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 18 giờ qua (từ 16 giờ ngày 21-7 đến 10 giờ ngày 22-7), khu vực các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Xuân Khánh 229,2 mm, Triệu Sơn 218,6 mm, Thạch Quảng 203,6 mm (Thanh Hoá); Châu Nga 161,2 mm, Tây Hiếu 157,6 mm (Nghệ An)...
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Cảnh báo trong 3 đến 6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 50-100 mm, có nơi trên 200 mm.
Do vậy, cơn quan khí tượng cảnh báo nguy cơ trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều xã/phường.
Cơ quan khí ượng kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Tại Thanh Hóa là các địa phương: Cẩm Thủy, Cẩm Vân, Công Chính, Đồng Lương, Hóa Quỳ, Hợp Tiến, Linh Sơn, Luận Thành, Mậu Lâm, Minh Sơn, Ngọc Liên, Như Thanh, Như Xuân, Tân Thành, Thạch Quảng, Thắng Lộc, Thanh Kỳ, Thanh Phong, Thanh Quân, Thành Vinh, Thượng Ninh, Thường Xuân, Trường Lâm, Vạn Xuân, Xuân Bình, Xuân Chinh, Xuân Du, Xuân Thái, Yên Phú, Yên Thọ; Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Tú, Điền Lư, Điền Quang, Giao An, Hiền Kiệt, Kiên Thọ, Lương Sơn, Mường Mìn, Ngọc Lặc, Nguyệt Ấn, Phú Lệ, Quan Sơn, Quang Chiểu, Quý Lương, Sơn Điện, Tam Lư, Tam Thanh, Tây Đô, Thạch Bình, Thạch Lập, Thiên Phủ, Thiết Ống, Trung Hạ, Vân Du, Văn Nho, Văn Phú, Xuân Tín, Yên Khương, Yên Nhân, Yên Thắng; Bá Thước, Bát Mọt, Cổ Lũng, Hồi Xuân, Mường Chanh, Mường Lát, Na Mèo, Nam Xuân, Ngọc Trạo, Nhi Sơn, Phú Xuân, Pù Luông, Pù Nhi, Sơn Thủy, Tam chung, Trung Lý.
Tại Nghệ An là các địa phương: Châu Tiến, Đông Hiếu, Mường Lống, Nghĩa Đàn, Nghĩa Hưng, Phường Tây Hiếu, Phường Thái Hòa, Quỳ Châu, Tam Hợp, Tân Kỳ, Thông Thụ, Tiền Phong; Anh Sơn, Bắc Lý, Bình Chuẩn, Cam Phục, Châu Bình, Châu Hồng, Châu Khê, Châu Lộc, Con Cuông, Giai Xuân, Hùng Chân, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, Keng Đu, Minh Hợp, Mường Chọng, Mường Quàng, Mường Típ, Mỹ Lý, Na Loi, Nậm Cắn, Nga My, Nghĩa Đồng, Nghĩa Khánh, Nhôn Mai, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tam Quang, Tân Phú, Thành Bình Thọ, Tiên Đồng, Tri Lễ, Tương Dương,
Yên Hòa, Yên Na, Yên Xuân; Anh Sơn Đông, Cát Ngạn, Chiêu Lưu, Đại Đồng, Hạnh Lâm, Hoa Quân, Hữu Khuông, Lượng Minh, Mậu Thạch, Môn Sơn, Mường Ham, Mường Xén, Na Ngoi, Nghĩa Hành, Nhân Hòa, Sơn Lâm, Tam Đồng, Tam Thái, Tân An, Thuần Trung, Vĩnh Tường.
CSGT Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế ra đường đề phòng mưa, bão
Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, để phòng ngừa tai nạn, người dân nên hạn chế ra đường nếu không thực sự cần thiết; khi lưu thông cần giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, bật đèn chiếu sáng và chú ý quan sát.
Không trú mưa dưới gốc cây, gần cột điện, biển quảng cáo hoặc những nơi có nguy cơ sạt lở, đổ sập. Người điều khiển mô tô, xe máy cần mặc áo mưa gọn gàng, không che khuất tầm nhìn, tránh bị gió tạt gây tai nạn. Các phương tiện lớn cần chủ động kiểm tra hệ thống phanh, đèn, gạt mưa… bảo đảm điều kiện kỹ thuật khi di chuyển trong mưa gió.
Người dân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, chỉ huy điều tiết giao thông của lực lượng CSGT tại các nút giao, khu vực ngập úng hoặc xảy ra sự cố. Mọi tình huống khẩn cấp hoặc cần hỗ trợ, đề nghị liên hệ Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội theo số điện thoại: 0243.9424451.
Hà Nội trời trong xanh trước bão

Ghi nhận thời tiết Hà Nội, trời vẫn trong vắt trước bão (Ảnh: Như Hoàn)

Thậm chí nhiều nơi còn hửng nắng


Núi Ba Vì hiện rõ giữa trời xanh


Mặc dù vậy, người dân vẫn cần cảnh giác trước những thay đổi bất thường của thời tiết
Vì sao nhiều địa phương hửng nắng dù bão số 3 áp sát?
Theo thông tin từ báo Dân Trí, trả lời phỏng vấn báo chí sáng 22/7, ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 đã giảm còn cấp 9 khi áp sát bờ biển Hưng Yên – Ninh Bình.
Tuy nhiên, nguy cơ gió mạnh, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vẫn rất đáng lo ngại, đặc biệt tại Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lý giải vì sao bão số 3 đã áp sát đất liền nhưng nhiều nơi lại ngớt mưa, trời hửng nắng
Liên quan đến việc một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh đã có mưa to, gió mạnh vào hôm qua nhưng sáng nay nhiều nơi lại có lúc ngớt mưa, trời hửng nắng, ông Khiêm cho biết, đây là đặc điểm khá đặc biệt của bão số 3 lần này. Cơn bão này có cấu trúc mây dạng CDO (Central Dense Overcast) – tức là mây đối lưu dày đặc chủ yếu tập trung ở phía nam hoàn lưu bão.
"Hôm qua, khi bão đi vào Vịnh Bắc Bộ, vùng mây dày đã bao phủ và gây mưa lớn trên diện rộng khắp Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Nhưng hiện nay, khi tâm bão đã dịch chuyển xuống phía nam, gần ven biển Hưng Yên và Ninh Bình, toàn bộ khối mây đối lưu mạnh cũng dồn về phía nam.
Vì vậy, sáng nay mưa lớn chủ yếu xuất hiện ở Thanh Hóa, Nghệ An và một phần Hà Tĩnh. Còn tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, mưa đã giảm, xuất hiện ngắt quãng và lượng không lớn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các khu vực này đã hoàn toàn an toàn. Trong ngày và đêm nay, mưa vẫn sẽ còn xảy ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nhưng theo kiểu mưa gián đoạn, từng đợt. Người dân vẫn cần đề phòng vì các đợt mưa cục bộ có thể xuất hiện bất ngờ, đặc biệt là trong vùng ảnh hưởng của hoàn lưu bão."
9h00: Thuỷ triều lên nhanh ở biển Đồng Châu

Tại khu vực biển Đồng Châu, thủy triều lên nhanh, gió mạnh (Ảnh: Vân Đức)
Clip ghi nhận
Bão số 3 Wipha đi qua đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô
Theo cập nhật của phóng viên Báo Điện tử VTC News, hiện tại Bão số 3 Wipha đi qua đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô. Cơ quan chức năng cho biết không có thiệt hại về người ở khu vực này. Nhiều cây xanh trên đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô bị gẫy đổ.

Đặc khu Bạch Long Vĩ, Hải Phòng có gió giật cấp 10-11 - Ảnh: ĐÔNG BẮC
Hưng Yên: Trời lặng gió trước khi bão đổ bộ

Đêm ngày 21/7, thời tiết tại các xã ven biển tỉnh Hưng Yên có mưa lớn kèm theo gió giật mạnh. (Ảnh: Vân Đức)

Đến khoảng 6h20, trời bắt đầu hửng nắng (Ảnh: Vân Đức)


Bộ đội Biên phòng đồn Cửa Lân đi kiểm tra, bảo vệ tài sản giúp người dân trước khi cơn bão số 3 đổ bộ (Ảnh: Vân Đức)


Tại đây, người dân đi ra kiểm tra tàu thuyền xem có bị ngập úng không (Ảnh: Vân Đức)


Một số khu vực tại Hưng Yên đã bị cắt điện từ ngày 21/7 do ảnh hưởng của bão (Ảnh: Vân Đức)

Rất nhiều người dân đi mua xăng để chạy máy phát điện, duy trì cuộc sống thường ngày

7h30
Tâm bão Wipha ngay sát đất liền khu vực Nam Định (cũ) - Thái Bình (cũ) Bão vẫn tiếp tục duy trì mất đối xứng tâm và lệch Nam nên đĩa mây phía Tây Bắc mỏng, có những điểm mây không liên tục nên có những khu vực như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên (cũ), Hà Nội có thể thấy trời hửng nắng. Đĩa mây phía Đông Nam đậm đặc hơn và gây mưa lớn gió lớn chủ yếu trên biển. Bão có dấu hiệu giảm cấp.
Dự báo: bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Nam vào vùng đất liền Nam Định (cũ) và Thái Bình (cũ) rồi đi sang Thanh Hóa với gió cấp 8-9, giật cấp 10-11. (Gió giật chỉ xảy ra cục bộ dải hẹp).
Quảng Ninh: Cầu Bãi Cháy cấm xe máy qua lại, sóng lớn

Từ 21h45 ngày 21/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã lập rào chắn, cấm xe máy và các phương tiện thô sơ qua cầu Bãi Cháy. Việc này để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện di chuyển vì ảnh hưởng bão số 3 Wipha.

Để phục vụ người dân có nhu cầu đi lại, Sở Xây dựng Quảng Ninh bố trí xe tải thùng đưa đón miễn phí xe máy qua cầu.

Tính đến thời điểm hiện tại (8 giờ sáng ngày 22/7), tại khu vực Bãi Cháy vẫn xuất hiện gió lớn

Các tấm biển hiệu quảng cáo bị gió quật ngã

Các lực lượng chức năng vẫn túc trực làm nhiệm vụ

Những tấm biển bị phá huỷ

Sóng lớn trên khu vực bờ biển Bãi Cháy

Hà Nội di dời khẩn cấp nhiều hộ dân tại chung cư cũ để tránh bão Wipha
Thông tin trên báo NLĐ, đêm 21/7, Chủ tịch UBND phường Giảng Võ (Hà Nội) Cồ Như Dũng cho biết chính quyền phường đã hoàn thành công tác tuyên truyền vận động người dân di dời khỏi chung cư G6A Thành Công (phường Giảng Võ) để tránh trú bão.

Lực lượng chức năng vận động người dân dời chung cư trước khi bão vào. Ảnh: T.N/ NLĐ
Theo ông Dũng, các lực lượng, đoàn thể đã tích cực tham gia vận động từ tối 21-7 và nhận được sự ủng hộ đồng thuận của người dân nên việc di dời diễn ra ngay tối cùng ngày. Đến 21 giờ tối cùng ngày 21-7, hộ dân cuối cùng đã dời khu chung cư đến nơi lưu trú tạm do chính quyền bố trí.
6h30: Những hình ảnh tại Quảng Ninh trước giờ bão đổ bộ
Ghi nhận tại Bãi Cháy (Quảng Ninh) vào sáng nay (22/7), người dân đã chủ động ứng phó khi cơn bão số 3 sắp đổ bộ. Theo chia sẻ của người dân, đêm qua, gió rất mạnh. Vào khoảng 2h sáng, gió mạnh luồn qua các khe phố, gia tăng cường độ và khiến 2 bốt bảo vệ bị quật đổ, văng xa khoảng 6 mét.
Tuy nhiên, nhờ triển khai các biện pháp ứng phó từ trước như cột chặt cửa, dùng xe tải và container chắn trước các lối ra vào, nên thiệt hại tổng thể được hạn chế đáng kể.

2 bốt bảo vệ bị gió hất tung

Văng xa khoảng 6m. Ảnh: NXH

Người dân chủ động chèn chống trước cơn bão số 3.Ảnh: NXH

Nhiều cửa hàng huy động ô tô, xe container để che chắn nhằm chống bão. Ảnh: NXH

Đường phố vắng bóng người. Ảnh: NXH

Đang có mưa và gió to. Ảnh: NXH
6h: Tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 170 km
Lúc 6h ngày 22/7, tâm bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 170 km về phía Nam Tây Nam, cách Hải Phòng khoảng 60km về phía Đông Nam, cách Hưng Yên khoảng 50 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 70 km về phía Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (89-102 km/h), giật cấp 13. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h.
4h50: Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An đang mưa to nhất

Hình ảnh radar bão số 3 lúc 4h50 ngày 22/7
4h: Bão số 3 chuẩn bị đổ bộ Hải Phòng - Thanh Hóa
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 22/7, tâm bão số 3 (Wipha) đang cách Quảng Ninh khoảng 140km về phía tây tây nam, cách Hải Phòng khoảng 70km về phía đông, cách Hưng Yên khoảng 80km về phía đông đông bắc, cách Ninh Bình khoảng 110 km về phía đông bắc.

Các khu vực xã ven biển ở Hưng Yên có mưa kèm theo gió giật mạnh từng đợt - Ảnh: Vân Đức
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 3 mạnh cấp 9-10 (75–102km/h), giật cấp 13.
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều nơi ven biển và đất liền đã có gió mạnh Bạch Long Vĩ cấp 10, giật cấp 12; Cô Tô cấp 8, giật cấp 11; Cát Bà cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông cấp 9, giật cấp 12; Bãi Cháy cấp 8, giật cấp 9; Quảng Hà cấp 8; Tiên Yên có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạmThái Bình có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Móng Cái có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; Phủ Liễncó gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; …
Khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An có mưa vừa đến mưa rất to, lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 130mm.
Dự báo từ sáng đến trưa nay, bão chạy áp sát vùng biển Hải Phòng - Ninh Bình rồi sau đó đi vào đất liền nước ta trong khoảng gần trưa đến chiều nay.
Do ảnh hưởng của bão số 3 ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9- 10, giật cấp 13.
Khu vực sâu trong đất liền các tỉnh/thành Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 13.
Vùng biển nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4m.
Vùng ven biển Hưng Yên - Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1m. Mực nước tạiBa Lạt (Hưng Yên) cao 2,4-2,6m, Hòn Dấu (Hải Phòng) cao 3,9-4,3m, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,6-5m và tại Trà Cổ (Quảng Ninh) cao 3,6-4m. Nguy cơ cao gây ngập, úng tại khu vực ven biển, cửa sông vào chiều 22-7.
Từ sáng sớm nay đến ngày 23-7, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.
Các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Đề phòng mưa lớn trên 150mm trong 3 giờ đồng hồ gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Bộ Quốc phòng huy động hơn 346.000 cán bộ, 620 xe đặc chủng, 5 máy bay ứng trực
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, ngày 21/7, thực hiện các Công điện của Thủ tướng và Bộ Tổng tham mưu về việc chủ động ứng phó với bão số 3, Quân đội đã cử cán bộ tham gia hai đoàn công tác của Chính phủ và Quân khu 3 kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Diêm Điền (Hưng Yên), đê biển ở các khu vực Phong Cốc, Hạ Long và Đông Mai (Quảng Ninh).
Cùng đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương từ Quảng Ninh đến Đắc Lắk tích cực, chủ động triển khai công tác ứng phó bão số 3.

5 máy bay được Bộ Quốc phòng truy trì để ứng phó với bão số 3 - Ảnh minh hoạ: VGP
Thông tin trên Tiền Phong cho hay, tính đến chiều 21/7, Bộ Quốc phòng duy trì lực lượng, phương tiện ứng trực bão số 3 gồm hơn 346.000 cán bộ, chiến sĩ; 8.200 phương tiện các loại, trong đó hơn 5.000 ô tô, gần 2.300 xuồng và ca nô, hơn 620 xe đặc chủng và 5 máy bay.