Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp

Imacho - Thiết kế: Hồng Anh,
Chia sẻ

Không được đối xử bình đẳng như nam giới, phải chịu nhiều bất công trong công việc cũng như áp lực luôn phải đẹp... là điều rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc đang phải đối mặt hàng ngày.

Những ngày qua, truyền thông và công chúng khắp châu Á rúng động trước vụ bê bối tình dục chưa từng có trong tiền lệ lịch sử showbiz Hàn Quốc của Seungri, Jung Joon Young và những người bạn.

Mọi chuyện bắt đầu từ vụ hành hung khách nữ tại hộp đêm Burning Sun mà Seungri từng giữ chức giám đốc điều hành, bị phanh phui. Tiếp đến em út Big Bang bị vạch trần những hành vi phạm pháp không tưởng gồm môi giới gái mại dâm xuyên quốc gia, trốn thuế, hối lộ cảnh sát…

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 1.

Vụ việc vẫn chưa ngã ngũ thì Seungri lại tiếp tục là cái tên nổi cộm xuất hiện trong group chat 8 người, bao gồm Jung Joon Young, Lee Jong Hyun (CN Blue), Choi Jong Hyun (FT. Island)... Tại đây, các nam idol vô tư chia sẻ những đoạn clip quay lén phụ nữ trong lúc quan hệ tình dục kèm theo đó là những lời bình luận khiếm nhã, đùa cợt thể hiện thái độ xem thường phụ nữ, coi họ chỉ như công cụ thỏa mãn nhu cầu bệnh hoạn và biến thái của mình.

Giữa lúc phong trào #Metoo - chiến dịch vạch trần vấn nạn lạm dụng, quấy rối tình dục đối với phụ nữ, đang bùng phát dữ dội, vụ bê bối này khiến người ta phải đặt dấu chấm hỏi to đùng về vị trí của người phụ nữ ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc và bề dày văn hóa đáng ngưỡng mộ như Hàn Quốc.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 2.

Được mệnh danh là con rồng châu Á với những thành tích kinh tế, giáo dục vượt trội nhưng người Hàn Quốc vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Nho giáo, tư tưởng phong kiến, đáng nói nhất chính là vấn nạn trọng nam khinh nữ.

Theo một khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2017 đăng trên tờ Straitstimes, có đến 9 trong số 10 phụ nữ Hàn Quốc cho rằng nữ giới không được đối xử bình đẳng như nam giới, thậm chí sự phân biệt giới tính còn được thể hiện rõ hơn tại nhà. Đàn ông Hàn Quốc quan điểm mẹ, vợ, chị em là người chịu trách nhiệm chăm lo công việc nhà chỉ đơn giản vì họ là nữ giới.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 3.

Một khảo sát khác được thực hiện ở diễn đàn bảo vệ quyền lợi phụ nữ Womenlink cho thấy, 93% phụ nữ khẳng định Hàn Quốc không phải là một quốc gia bình đẳng giới tính, chỉ có 2% người nói điều ngược lại trong khi số khác bỏ phiếu trắng.

Chỉ với một vài số liệu trên cũng đủ thấy được cán cân xã hội Hàn Quốc chưa bao giờ nghiêng về nữ giới. Một người phụ nữ 23 tuổi từng kể với tờ CNN về một trải nghiệm buồn của mình khi đi phỏng vấn xin việc. Lúc mới bắt đầu, người phỏng vấn đã tỏ rõ thái độ không mấy hào hứng, rồi tạt gáo nước lạnh vào mặt cô bằng vài câu nói: "Phụ nữ không hợp làm sale đâu. Tại sau cô lại chọn theo đuổi công việc này vậy?".

Khi ấy, cô gái trẻ bị sốc nhưng không cảm thấy bất ngờ vì đã quá quen với văn hóa công ty ở đất nước mình. Chưa dừng lại ở đó, suốt buổi phỏng vấn, cô còn bị tra hỏi về kế hoạch có chồng và sinh con trong khi các ứng cử viên nam chỉ phải trả lời những câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 4.

Nữ sinh viên Kim So-jung cũng có trải nghiệm tương tự khi đi xin việc làm thêm. Khi nhìn cô, người tuyển dụng đã lập tức bảo rằng con gái trông đẹp hơn nếu tháo kính ra. Người này còn khuyên Kim nên trang điểm nhiều vào để trông chuyên nghiệp hơn. Khi Kim thắc mắc việc đó liên quan gì đến công việc của cô thì tay quản lý tỏ ra tức giận, bảo rằng cô quá bộc trực rồi đứng dậy bỏ đi.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không muốn tuyển dụng phụ nữ có ý định mang thai vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cũng như muốn né tránh khoản tiền lương nghỉ thai sản phải trả theo luật định. Họ cho rằng khi có con, phụ nữ không thể toàn tâm toàn ý làm việc, không chịu làm việc quá giờ tại một đất nước có văn hóa kéo dài giờ làm việc.

Ngân hàng KB Kookmin từng bị kết tội loại bỏ 112 ứng viên nữ trong quá trình tuyển dụng. Nhưng ngân hàng này chỉ bị tòa án quận Nam Seoul phạt số tiền 4.500 USD (hơn 104 triệu đồng). Về phía nạn nhân dù có bị đối xử bất công cũng không dám lên tiếng hoặc công khai danh tính vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 5.

Được nhận vào làm đã khó, phụ nữ còn phải cắn răng chịu đựng sự bất công trong chính sách lương bổng và thu nhập so với đồng nghiệp nam. Trong báo cáo gần đây nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới về khoảng cách giới toàn cầu, Hàn Quốc xếp hạng 115 trên 149 quốc gia, phản ánh sự chênh lệch rất lớn về bình đẳng tiền lương và thu nhập cho phụ nữ.

Theo thống kê đăng trên Korea News, phụ nữ Hàn Quốc bị trả lương thấp hơn nam giới tới 40%. Trong suốt chiều dài lịch sử kinh tế, hầu hết CEO và những người nắm giữ chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp hầu như là nam giới. Tại họp báo hồi đầu năm 2019, Tổng thống Moon Jae In cũng khẳng định đây là thực trạng đáng buồn của xã hội Hàn Quốc.

Phụ nữ bị doanh nghiệp đối xử bất công là lý do khiến phụ nữ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con. Tỷ lệ sinh con ở Hàn Quốc, giảm xuống chỉ còn 0,95 trong quý III năm 2018, nghĩa là một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh chưa tới một con. Đây là lần đầu con số này giảm xuống dưới 1 trong khi ngưỡng cần thiết để duy trì dân số ổn định là 2,1. Nếu tình hình tiếp tục tiếp diễn, dân số của nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh kể từ năm 2028.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 7.

Mong muốn một cuộc cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng hơn, vài năm gần đây, một bộ phận phụ nữ Hàn Quốc đã dám đứng lên chống lại bất cập xã hội. Tiêu biểu nhất chính là những người đã ủng hộ phong trào #Metoo và tẩy chay nạn quay lén bằng cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử vào tháng 8 năm ngoái.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 8.

Thời điểm đó, Hàn Quốc bắt đầu rộ lên vấn nạn phụ nữ bị đàn ông đặt máy quay lén ở tất cả mọi nơi từ trường học, văn phòng, nhà vệ sinh cho đến phòng thay đồ và trên tàu xe. Con số thống kê cũng nói lên được phần nào sự nghiêm trọng của tình trạng này. Năm 2010, tổng số vụ quay lén được báo cảnh sát là khoảng 1.100 vụ. Năm 2017, con số này tăng gấp 6 lần, lên tới hơn 6.500 vụ. Có một thời gian phụ nữ đi đến đâu cũng canh cánh nỗi lo sợ bị quay lén.

Đáng ghê tởm hơn, kẻ phạm tội lại là người có địa vị nhất định trong xã hội bao gồm giáo viên, bác sĩ, mục sư, quan chức nhà nước, cảnh sát, thẩm phán và mới đây nhất là một loạt idol nam từng được đông đảo giới trẻ yêu mến.

1
1
2
2

Không cam chịu và ngồi yên, hàng nghìn phụ nữ đã xuống đường biểu tình với hashtag "Me too" và biểu ngữ: "Cuộc sống của tôi không phải phim khiêu dâm của bạn" nhằm phản đối nạn quay lén, cũng như góp phần đòi lại công bằng cho nữ giới. Theo nhóm tổ chức, hơn 55.000 người đã tham gia vào cuộc biểu tình #Metoo hồi tháng 7 năm 2018 tại Seoul, dù cảnh sát cho rằng con số này rơi vào khoảng 20.000 người.

Cùng với phong trào #Metoo, phụ nữ Hàn Quốc cũng tổ chức hoạt động "Escape the Corset" (tạm dịch: "Thoát khỏi chiếc áo ngực") nhằm chống lại chuẩn mực vẻ đẹp khắc nghiệt. Xã hội Hàn Quốc vốn đề cao nhan sắc. Chính điều này góp phần thúc đẩy nền công nghiệp thẩm mỹ phát triển vượt bậc nhưng lại tăng áp lực làm đẹp lên người dân xứ kim chi, nhất là ở nữ giới.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 10.

Là đất nước xem trọng vẻ ngoài, phụ nữ Hàn Quốc chịu nhiều áp lực vô hình trong đời sống thường nhật. Trung bình hàng tháng, mỗi phụ nữ Hàn phải chi vài triệu tiền mỹ phẩm và mỗi ngày tốn trung bình 2 giờ đồng hồ để trang điểm. Một số có điều kiện sẽ nhờ cậy đến phương pháp thẩm mỹ để cải thiện vẻ ngoài, tự mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn cho chính mình.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 11.

Để hưởng ứng hoạt động "Escape the Corset", nhiều phụ nữ đã cắt tóc ngắn, cởi bỏ lớp trang điểm. Một trong số đó là Cha Ji-won, cô quyết định vứt bỏ tất cả đồ trang điểm và cắt tóc.

Cha Ji-won cho biết bắt đầu xem các video hướng dẫn trang điểm trên Youtube để trau dồi kĩ năng làm đẹp của mình từ những năm 20 tuổi và mỗi tháng cô mất khoảng 100.000 won (tương đương 2 triệu đồng) để mua mỹ phẩm.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 12.

photo-11
photo-11
photo-12
photo-12

Sau khi thay đổi bản thân, cô gái trẻ cho hay, cô như được tái sinh. Thời gian và năng lượng trước đây để lo lắng cho việc làm đẹp nay được cô sử dụng để đọc sách và tập thể dục.

Điều đáng chú ý của "Escape the Corset" là nó không chỉ dừng lại ở việc thay đổi ngoại hình mà còn là cách để những người phụ nữ ở đất nước còn nặng về tư tưởng này tìm thấy sự tự do để thể hiện bản thân mình.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 14.

Hàng trăm ngàn phụ nữ Hàn Quốc và thậm chí còn nhiều hơn như thế đang chung tay nỗ lực chống lại cái xấu, sự bất công cũng như lên tiếng yêu cầu chính phủ thay đổi luật để bảo vệ họ nhiều hơn. Song nhận thức con người mới là chìa khóa có thể giải quyết vấn đề.

Dù còn hoài nghi về sự thay đổi của một xã hội đã gắn quá lâu với tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng nhiều người vẫn hy vọng rằng tình hình sẽ trở nên tốt hơn khi thế hệ trẻ có tư tưởng tiến bộ nắm giữ vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

Hàn Quốc - khi đời không như phim: Phụ nữ chịu nhiều chèn ép nơi công sở, đi đâu cũng sợ bị quay lén và áp lực phải luôn đẹp - Ảnh 15.

Dù vậy, ngay cả những người lạc quan cũng phải thừa nhận đôi khi họ cũng cảm thấy tuyệt vọng với thực tại. Vậy mới thấy con đường đấu tranh cho công bằng của phụ nữ còn rất xa xôi và lắm nỗi ê chề. Đứng lên và bảo vệ mình rõ ràng là một hành trình dài, cần nhiều dũng khí nhưng đó cũng là con đường cần đi để phụ nữ giành lại được vị trí xứng đáng cho chính mình.

(Nguồn: CNN; Thediplomat; Straitstimes; Theguardian)

Chia sẻ