Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Loài người đang phải đối mặt với khủng hoảng vì căn bệnh này hơn cả AIDS

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã đưa ra cảnh báo kêu gọi mọi người hành động để loại bỏ viêm gan khi căn bệnh đang có diễn tiến ngày càng xấu.

WHO cảnh báo số người chết vì viêm gan đang tăng đột biến

Trong báo cáo toàn cầu đầu tiên về nhiễm trùng, số người chết đang gia tăng từ những căn bệnh có thể điều trị, thường là do lạm dụng rượu và ma túy. Virus viêm gan được cho là hung thủ đã giết chết 1,34 triệu người vào năm 2015, số lượng người chết tương đương bệnh lao và HIV/AIDS trước đó. Tuy nhiên, vào thời điểm này, hai căn bệnh trên đều giảm thì tử vong do viêm gan lại tăng đến 22% kể từ đầu thế kỷ đến nay. Trong số 325 triệu người bị nhiễm bệnh hoàn toàn không hay biết gì về việc mình bị nhiễm virus viêm gan và một phần thì lại bị thiếu thuốc chữa bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Loài người đang phải đối mặt với khủng hoảng vì căn bệnh này hơn là AIDS  - Ảnh 1.

Virus viêm gan được cho là hung thủ đã giết chết 1,34 triệu người vào năm 2015.

Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, nói: "Viêm gan siêu vi là một thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng đòi hỏi phải có phản ứng khẩn cấp". Hai dạng phổ biến nhất của viêm gan là viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) - nguyên nhân khiến 96% người mắc bệnh tử vong. HBV có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn và chất dịch cơ thể. Nó cần được điều trị lâu dài với một loại thuốc thường dùng để chống lại HIV. Nhiễm trùng mới từ căn bệnh này đang giảm đến 84% nhờ tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 9% bệnh nhân biết rằng họ bị nhiễm bệnh, còn lại thì thường bỏ qua việc điều trị viêm gan siêu vi.

HCV thường lan truyền qua tiếp xúc với máu của người bị bệnh, có thể được chữa trị tương đối nhanh nhưng nhiều bệnh nhân trên thế giới lại không mua được đúng loại thuốc điều trị. Khoảng 1,75 triệu người nhiễm HCV mới tại Mỹ vào năm 2015, đưa tổng số toàn cầu lên 71 triệu người.

Tuy nhiên, WHO cảnh báo, 4/5 số người mắc bệnh không hay biết mình bị bệnh viêm gan. Giới chuyên gia sau khi nghiên cứu đã đưa ra kết luận các trường hợp từng tiêm chích ma túy là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm gan siêu vi.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã làm việc với các chính phủ, nhà sản xuất dược phẩm và công ty chẩn đoán để cải thiện khả năng tiếp cận. Ông Gottfried Hirnschall, giám đốc của Bộ Y tế và Chương trình Viêm gan C của WHO, cho biết: "Nhiều quốc gia đang thực hiện các dịch vụ về viêm gan cho những người có nhu cầu - một xét nghiệm chẩn đoán chỉ tốn kém hơn 1 đô la và thuốc chữa viêm gan C có thể dưới 200 đô, (tương đương 156 bảng Anh)".

Ông Charles Gore, Chủ tịch Hiệp hội Viêm gan Thế giới, cũng khẳng định: "Lần đầu tiên trong lịch sử bệnh viêm gan virus, chúng ta đã hiểu được tác động thực sự của bệnh".

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Loài người đang phải đối mặt với khủng hoảng vì căn bệnh này hơn là AIDS  - Ảnh 2.

HCV thường lan truyền qua tiếp xúc với máu của người bị bệnh.

Người mắc bệnh viêm gan B dễ gặp biến chứng xơ gan, ung thư gan

Trả lời về mức độ nguy hiểm của viêm gan virus, BS Nguyễn Lê (Chuyên ung thư và viêm gan siêu vi, Bệnh viện Quân y 103) nhấn mạnh: "Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B (HBV) cao nhất thế giới. Điều đáng tiếc là số người nhiễm HBV còn có thể cao hơn bởi nhiều người chưa từng kiểm tra xem mình có bị nhiễm hay không hoặc tình cờ phát hiện ra khi đi khám, kiểm tra sức khỏe, hay chỉ biết khi đã bị các hậu quả của nó là xơ gan, ung thư gan".

Theo BS Lê, nếu bạn bị nhiễm HBV từ khi sinh hoặc còn trẻ thì nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan còn cao hơn nữa. Tại Việt nam, tỉ lệ ung thư gan đang được xếp đứng thứ 2 thế giới và là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư ở cả hai giới nam và nữ. Nguyên nhân ung thư gan chủ yếu được xác định là do nhiễm HBV. Người bị nhiễm HBV có nguy cơ ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm. Ung thư gan chiếm 38/100.000 dân, đứng thứ hai sau ung thư phổi, HBsAg(+) trong ung thư gan là 80-90%. Nói chung, 80 đến 85% số trường hợp ung thư gan có kết hợp căn nguyên với HBV.

"Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân chỉ có thể sống 3-6 tháng sau đó. Cách tốt nhất là bạn cần đi khám bệnh, tiến hành làm xét nghiệm để điều trị viêm gan khi còn sớm. Nếu đã xuất hiện khối u phải đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời. Lúc này, khối u còn nhỏ, ít khối, khu trú, chưa xâm lấn nhiều, chưa di căn thì hiệu quả điều trị rất cao", BS Nguyễn Lê nhấn mạnh.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Loài người đang phải đối mặt với khủng hoảng vì căn bệnh này hơn là AIDS  - Ảnh 3.

Viêm gan siêu vi dẫn đến nhiều căn bệnh cực nguy hiểm.

Theo chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất với bệnh nhân viêm gan là phải kiểm soát, xử lý tốt, nghiêm túc tình trạng nhiễm virus viêm gan để tránh các hậu quả xảy ra trước khi quá muộn. Bệnh nhân viêm gan nên đến gặp những chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn sâu trong điều trị viêm gan siêu vi để được tư vấn chính xác và đưa ra hướng điều trị kịp thời, đúng đắn. Không nên tự tìm hiểu thông tin qua mạng vì thông tin ở đây đa chiều thiếu chuẩn xác, không nên tự ý chữa bệnh theo kinh nghiệm của nhiều người khác vì cơ địa mỗi người khác nhau, cách xử lý cũng khác nhau.

Đối với mọi người nói chung, nên đi khám bệnh, xét nghiệm viêm gan siêu vi hàng năm vì căn bệnh bình thường có phát hiện. Thiết lập lại lối sống, sinh hoạt lành mạnh của bản thân như không bia rượu, làm việc quá sức, thức đêm, tăng cường ăn hoa quả, vitamin và đạm, đường, hạn chế mỡ động vật, đồ chiên rán. Dùng riêng các vật dụng dễ dính máu, giữ gìn cơ thể khi chảy máu, có vết thương, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục…

(Nguồn: DailyMail)

Chia sẻ