Thiên Hoàng Nhật Bản đã truyền hơn 100 thế hệ và tại sao không hề xuất hiện vụ cướp đoạt hoàng vị từ kẻ lạ nào cả?
Là chế độ quân chủ kéo dài nhất trên thế giới, những Thiên Hoàng ở Nhật Bản luôn mang đến nhiều điều bất ngờ đối với người ngoài.
Thiên Hoàng (天皇 Tennō) là tước hiệu của người được tôn là Hoàng đế ở Nhật Bản. Thiên Hoàng Nhật Bản là chế độ quân chủ lâu đời nhất trên thế giới. Trong lịch sử, không phải không có người muốn đoạt lấy hoàng vị nhưng kẻ đó luôn là người của hoàng tộc.
Trước hết phải nói về đặc thù của chế độ Thiên Hoàng. Đó là hệ thống quân chủ độc nhất vô nhị ở Nhật Bản, được truyền lại từ thời cổ đại. Người Nhật Bản rất sùng bái Thiên Hoàng, họ xem Thiên Hoàng như hậu duệ của thần.
Sau cải cách Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập hiến. Thiên Hoàng có được quyền lực rất lớn, chiếu chỉ của Thiên Hoàng tương đương với luật pháp. Sau năm 1945, Thiên Hoàng không còn thực quyền nhưng vẫn được người dân xem là biểu tượng của Nhật Bản.
Thiên Hoàng là hậu duệ của thần thánh thì chắc chắn sẽ khác với những kẻ phàm tục, thậm chí Thiên Hoàng không hề có họ mà chỉ có tên, chỉ có bách tính dân thường mới có họ theo gia tộc riêng.
Cho đến tận bây giờ, Thiên Hoàng ở Nhật Bản vẫn được người dân tôn kính. Nếu một thành viên trong gia tộc hoàng gia kết hôn với thường dân thì sẽ đồng nghĩa với việc từ bỏ thân phận cao quý của mình. Ví dụ như, con gái của Thiên Hoàng Akihito (Thiên Hoàng thứ 125 , lên ngôi từ năm 1989) hạ giá cho một thường dân, cô tự động mất đi thân phận hoàng tộc, chỉ có thể đổi theo họ của chồng.
Tuy nhiên, đến năm 1959, Thái Thượng Thiên hoàng Bình Thành là thái tử đầu tiên trong hơn 1000 năm kết hôn với một phụ nữ ngoại tộc.
Vậy làm thế nào để Thiên Hoàng Nhật Bản có thể truyền lại hoàng vị cho đời sau? Không thể thành hôn với thường dân cũng không thể để thường dân bước vào gia tộc hoàng gia thì chỉ có cách là kết hôn trong nội bộ hoàng tộc, cũng có nghĩa là cuộc hôn nhân giữa các thế hệ gần nhau. Hoàng thất Thiên Hoàng Nhật Bản đã kết hôn trực hệ như thế đã hàng nghìn năm lịch sử.
Thiên Hoàng đã truyền qua hơn 100 đời, chia thành 4 nhánh hoàng thất nhưng vẫn là hoàng tộc. Người Nhật Bản ai ai cũng đều thừa nhận Thiên Hoàng là hậu duệ của thần, nếu có một dân thường nào đấy dám cả gan đoạt lấy hoàng vị thì ai sẽ chấp nhận kẻ đó lên ngôi? Một Thiên Hoàng không được dân chúng công nhận thì sẽ chẳng có một chút quyền lực nào cả.
Mặc dù vậy, trong lịch sử của Nhật Bản vẫn xuất hiện rất nhiều kẻ muốn đoạt ngôi báu nhưng những trường hợp này cũng đều do người trong hoàng thất phát động. Chẳng hạn như: Con trai hại chết Thiên Hoàng là cha hoặc cậu của mình rồi tự lên ngôi, hoặc là ông đoạt lấy hoàng vị và cướp vợ của cháu trai,... Những trường hợp này không lạ lẫm gì với người dân Nhật Bản, miễn là những người đều là người của gia tộc hoàng gia, họ đều chấp nhận được.
Xuyên suốt lịch sử, Hoàng gia Nhật Bản mang đặc điểm đặc trưng khi chỉ một dòng máu, một gia tộc hàng ngàn năm. Đây là sự việc đặc biệt trong lịch sử thế giới, bởi rất hiếm có nền quân chủ nào giữ được uy thế của mình lâu đến thế.
Nguồn: Toutiao