Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ

Đông,
Chia sẻ

Khung cảnh chỉ cần nhắc đến thôi cũng khiến người ta rung cảm.

Nếu bạn từng đọc Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi đoạn cuối khi hai chị em Liên và An ngồi chờ đoàn tàu đêm trong ánh sáng leo lét của phố huyện nghèo. Giờ đây, nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, khung cảnh ấy có thể được tái hiện lại một cách sinh động, gần gũi như thể bạn đang sống trong chính trang sách năm xưa.

Trước tiên hãy mường tượng lại khủng cảnh ấy, không gian mờ tối của buổi chạng vạng, tiếng ếch nhái râm ran từ cánh đồng, ánh sáng hắt hiu từ ngọn đèn con con nơi gánh hàng nước và hai đứa trẻ ngồi bên nhau, mắt hướng về đường ray hun hút như đang hy vọng một điều gì đó vừa thực vừa mơ.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 1.

Phố huyện buồn lặng lẽ, chập choạng trong ánh hoàng hôn… Người dân vẫn lặng thầm đợi một chuyến tàu đợi một điều gì tươi sáng hơn.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 2.

Cái ánh sáng tù mù nơi phố huyện khiến ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu càng trở nên chói lóa, quý giá đến vô cùng.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 3.

Tàu đến - rực rỡ, náo nhiệt, ngập tràn ánh sáng.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 4.

Liên và An chờ tàu không chỉ vì tò mò… mà còn bởi đoàn tàu là niềm vui duy nhất giữa những ngày lặp lại, lặng lẽ.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 5.

Liên nhìn mãi theo vài đốm sáng xanh xa khuất của đoàn tàu… như nhìn theo một giấc mơ đẹp vừa trôi qua.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 6.

Với 2 chị em. chuyến tàu là một món quà. Là những gì tuổi thơ em thiếu, mà mơ vẫn chưa dám thành lời.

Sau hơn 80 năm, cuối cùng cũng có thể tái hiện cảnh buồn nhất trong Hai Đứa Trẻ- Ảnh 7.

Đoàn tàu gợi lại trong Liên một quá khứ Hà Nội rực rỡ và cũng khiến hiện tại càng u buồn hơn bao giờ hết.

Trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ , hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện không chỉ là chi tiết đắt giá về mặt nghệ thuật mà còn chất chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đối với An, chuyến tàu giống như một món quà kỳ diệu mà cuộc sống đã ban tặng. Dưới ánh mắt trong trẻo của An, đoàn tàu lấp lánh ánh sáng và âm thanh chính là khởi nguồn cho những tưởng tượng phong phú, cho những giấc mơ trẻ thơ chưa kịp gọi thành tên.

Còn với chị gái Liên, chuyến tàu lại khơi dậy những cảm xúc mơ hồ, phức tạp hơn. Nó gợi nhắc về một quá khứ từng đủ đầy, ấm no tvà đối lập hoàn toàn với khung cảnh tù túng, tăm tối nơi phố huyện hiện tại.

Dưới ngòi bút tinh tế và đầy trắc ẩn của Thạch Lam, chi tiết "chờ tàu" này không đơn thuần là hành động đợi chờ một đoàn tàu đi ngang qua. Đó là biểu tượng cho khát vọng sống, cho hy vọng le lói trong tâm hồn những con người đang bị cuộc sống nghèo khổ đè nặng. Chuyến tàu đã trở thành niềm an ủi, là điểm tựa tinh thần mong manh nhưng bền bỉ trong tâm hồn người dân phố huyện. Dẫu cuộc sống có khốn khó, vất vả và bế tắc đến chừng nào thì con người ta vẫn không bao giờ được thôi mơ ước, thôi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn.

Thạch Lam sinh ngày 7/7/1910, trong một gia đình công chức gốc quan lại tại Hà Nội. Ông là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn 1930-1945. Nhắc đến Thạch Lam, người ta nhớ ngay đến một giọng văn êm ái, nhẹ nhàng, gần gũi với đời sống hiện thực và có một chút man mác buồn.

Thạch Lam bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình từ năm 1932, khi ông ra nhập nhóm Tự lực văn đoàn do anh trai là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập. Song song với đó, ông cũng làm báo.

"Gia tài" tác phẩm của Thạch Lam thống kê chỉ có 3 tập truyện ngắn là: Gió Đầu Mùa (1937), Nắng Trong Vườn (1938) và Sợi Tóc (1941). Ngoài ra, ông có một truyện dài là Ngày Mới (1939), một tiểu luận Theo Dòng (1941), một tập tùy bút rất nổi tiếng là Hà Nội Băm Sáu Phố Phường (1943), cùng một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi được in trong Quyển Sách Hạt Ngọc (1940). Tác phẩm Hai Đứa Trẻ được in trong tập Nắng Trong Vườn (1938).

Chia sẻ