Phát ban đỏ hình chiếc nhẫn trên cơ thể người phụ nữ hóa ra là dấu hiệu của ung thư hậu môn
Đây được coi là một trong những dấu hiệu của ung thư hậu môn mà từ trước đến giờ chẳng ai ngờ tới.
Tưởng là phát ban thông thường, ai ngờ đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư hậu môn sớm
Tổn thương da và phát ban thường là dấu hiệu của dị ứng hoặc kích ứng, nhưng đôi khi chúng có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn lớn hơn và lâu dài hơn. Đó là trường hợp với tình trạng da của một phụ nữ 73 tuổi được nêu bật trong tuần này trên Tạp chí Y học New England.
Hóa ra phát ban còn là triệu chứng, dấu hiệu của bệnh ung thư hậu môn. Và điều này khiến mọi người vô cùng sốc, ngay cả những chuyên gia về y tế, sức khỏe. Bức ảnh được đăng tải là một phần của loạt hình ảnh được tạp chí Y học lâm sàng, cho thấy mặt sau của một bệnh nhân 73 tuổi (ảnh A) đã đến gặp bác sĩ da liễu sau khi phát ban đỏ, ngứa từ từ ở đùi, mông, thân và nách trong 11 tháng qua.
Phát ban còn là triệu chứng, dấu hiệu của bệnh ung thư hậu môn.
Trong báo cáo, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Kansas đã mô tả phát ban là những tổn thương hình chiếc nhẫn với vết lõm ở trung tâm. "Bệnh nhân ban đầu được điều trị bằng thuốc tiên dược và thuốc kháng histamine, nhưng phát ban của cô đã không biến mất. Trên thực tế, nó trở nên tồi tệ hơn trong 4 tháng tiếp theo với những mảng đỏ, có vảy trên da. Bệnh nhân cũng bị đau bụng, nôn và tiêu chảy trong thời gian đó", báo cáo ghi lại.
Để tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng này, các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm nhiều hơn. Sau khi nội soi và chẩn đoán hình ảnh, họ xác định bệnh nhân bị ung thư hậu môn giai đoạn 2A. Hóa ra phát ban xuất hiện trên cơ thể người bệnh là một dạng phát ban hiếm gặp liên quan đến ung thư vú, phổi hoặc ung thư thực quản. Theo Bệnh học da Weedon, bệnh phát ban này thường trông giống như thớ gỗ hoặc đá cẩm thạch, hay còn gọi là phát ban thể hình nhẫn.
Để tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng này, các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm nhiều hơn.
Phát ban thể hình nhẫn lần đầu tiên được mô tả trong tài liệu y khoa vào năm 1952, theo một báo cáo trường hợp năm 2011 trên Tạp chí y học khẩn cấp phương Tây. Phát ban thường xảy ra nhất ở người da trắng và nó được chẩn đoán gấp đôi ở nam giới so với nữ giới, thường xuất hiện trước khi bệnh ung thư được phát hiện khoảng vài tháng.
Khi các bác sĩ nhận ra điều này, họ đã đơn hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư cho cô, cũng như steroid và gabapentin tại chỗ để điều trị phát ban và ngứa da. 3 tháng sau, phát ban của cô đã mờ đi đáng kể (ảnh B), và 8 tháng sau nữa, căn bệnh ung thư hậu môn cùng với các triệu chứng kỳ lạ đi kèm với nó đã bị thuyên giảm.
Những dấu hiệu khác cảnh báo ung thư hậu môn không nên bỏ qua
Theo Mayoclinic, đôi khi ung thư hậu môn không gây ra triệu chứng nào cả. Nhưng chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Chảy máu thường ít, lúc đầu, hầu hết mọi người đều cho rằng chảy máu là do bệnh trĩ (đau, sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng có thể chảy máu).
Theo Mayoclinic, đôi khi ung thư hậu môn không gây ra triệu chứng nào cả.
Bên cạnh đó, ung thư hậu môn còn bắt đầu từ những triệu chứng như: Chảy máu trực tràng; Ngứa trực tràng; Xuất hiện cục hoặc khối ở lỗ hậu môn; Đau hoặc cảm giác đầy ở vùng hậu môn; Kích cỡ chất thải nhỏ lại hoặc thay đổi khác trong nhu động ruột; Dịch tiết bất thường từ hậu môn; Hạch bạch huyết sưng ở vùng hậu môn hoặc háng.
Hầu hết các loại triệu chứng này thường có nhiều khả năng gây ra bởi các tình trạng lành tính (không phải ung thư), như bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc mụn cóc hậu môn. Do đó, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải kiểm tra chúng bởi bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị.
Ung thư hậu môn có liên quan chặt chẽ với một bệnh lây truyền qua đường tình dục có tên là papillomavirus ở người (HPV). Bằng chứng là HPV được phát hiện trong phần lớn các bệnh ung thư hậu môn. HPV được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn có liên quan chặt chẽ với một bệnh lây truyền qua đường tình dục có tên là papillomavirus ở người (HPV).
Để phát hiện ung thư hậu môn, bạn có thể sử dụng một số cách đơn giản như kiểm tra hậu môn bằng tay (bác sĩ kiểm tra khoang hậu môn bằng tay để xem có những bất thường hoặc cục u không), dùng dụng cụ soi hậu môn, chụp PET, CT, MRI, X-quang, siêu âm và sinh thiết… Mặc dù vậy những phương pháp này hiện nay vẫn còn gây tranh cãi, tốt nhất khi thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp tìm ra bệnh. Đừng quên khám định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần ngay cả khi đang khỏe mạnh bình thường.
Để phòng tránh ung thư hậu môn, bạn cần nghiêm túc thực hiện các thói quen lành mạnh như không hút thuốc lá, chủ động giảm cân nếu đang béo phì.
(Nguồn: Health, Cancer, Mayoclinic)