Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu

Diệp Lục,
Chia sẻ

Nhìn từ bên ngoài, những nam thanh niên này bị truyền thông gọi là những kẻ xấu xa, họ không có được cuộc sống đúng nghĩa của một người bình thường.

Công viên Tiergarten ở Berlin (Đức), là một trong những công viên thành phố lớn nhất nước này. Đây được ví là lá phổi xanh của thủ đô Berlin, sở hữu vẻ đẹp cổ kính với những bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, những khu rừng rậm rạp cùng mặt hồ xanh mát đẹp như một bức tranh vẽ.

Nhiều gia đình thường lựa chọn công viên này là một địa điểm dã ngoại lý tưởng nhưng đằng sau vẻ đẹp thơ mộng của Tiergarten lại ẩn giấu một bí mật đáng sợ. Nơi đây là "tụ điểm" diễn ra hoạt động mại dâm nam mà những người hành nghề là thanh niên tị nạn đến từ Afghanistan và Iran.

Vào năm 2017, Heba Khamis, nữ nhiếp ảnh gia người Ai Cập, đang học theo tại Hanover, thủ phủ của bang Niedersachsen, Đức đã có sự quan tâm đặc biệt đến Tiergarten. Vào thời điểm ấy, tình trạng những người tị nạn là nam giới trẻ tuổi ồ ạt đi tới Tiergarten đã trở thành vấn đề nóng của nước Đức.

"Lúc đó, không ai có thể tiếp cận và chụp ảnh họ, nhưng truyền thông Đức nói rằng họ rất nguy hiểm, người dân cần tránh xa và những người này chỉ làm những điều xấu. Tôi cảm thấy mình cần phải tự mình tìm kiếm sự thật", Khamis nói.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 1.

Công viên Tiergarten nổi bật với diện tích rộng lớn cùng những khu rừng rậm rạp.

Ban đầu, Khamis đã đi cùng với một người bạn nam giới nói tiếng Ba Tư, người này cũng đã dành nhiều năm để tìm kiếm người tị nạn ở Tiergarten. Họ đã hỏi những người có mặt trong công viên Tiergarten rằng có ai nhìn thấy hoặc nghe thấy bất cứ điều gì khác thường hay không. Tuy nhiên, không ai có câu trả lời. Mặc dù vậy, Khamis vẫn kiên trì tìm hiểu và cuối cùng cô đã phát hiện ra điều mình cần tìm kiếm bấy lâu nay.

Nhiếp ảnh gia Khamis đã phát hiện những thanh niên tị nạn bán dâm gần nhà vệ sinh công cộng trong công viên Tiergarten. Kể từ đó, cô tới đây thường xuyên và tìm cách liên lạc với họ. Hầu hết những thanh niên tị nạn đều thuộc nhóm dân tộc thiểu số Hazaras ở Afghanistan, nhỏ nhất 15 tuổi và lớn nhất 32 tuổi.

Một người đàn ông trong nhóm có tên viết tắt là Ali* đã tình nguyện trở thành hướng dẫn viên cho Khamis, giới thiệu cô với những chàng trai khác và cuộc sống đầy u tối của họ. Đức là đất nước hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2002. Đến năm 2017, nước này thông qua luật yêu cầu người hành nghề mại dâm phải đăng ký với chính quyền địa phương để ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột lao động. 

Tuy nhiên, nhóm thanh niên tị nạn Afghanistan và Iran mà Khamis tìm hiểu không thuộc đối tượng được hỗ trợ vì họ không có giấy tờ tùy thân. Họ bị cấm làm công việc hợp pháp tại nước Đức cũng như không được học hành. Ahmed, người hành nghề mại dâm tại công viên Tiergarten suốt 3 năm qua, chia sẻ: "Một khi bạn làm việc ở đây tức là bạn đang cách địa ngục chỉ một bước chân". 

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 2.

Anh Ali, một người tị nạn, cho biết mình phải kiếm tiền nhưng không phải bằng con đường trộm cắp.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 3.

Những người đàn ông trẻ tuổi, cá biệt có trường hợp của ông Jochen (trái), 71 tuổi, hành nghề mại dâm ở công viên Tiergarten.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 4.

Anh Roman mỗi tháng nhận viện trợ xã hội khoảng 239 Euro (6 triệu đồng). Sau khi trang trải chi phí, Roman chỉ còn vỏn vẹn hơn 40 Euro (1 triệu đồng) và đó là lúc anh phải "bán thân" để kiếm thêm tiền.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 5.

Đây là địa điểm mà những thanh niên tị nạn mua vui cho khách qua đường.

Trong khi đó, Khamis nói: "Khi nhìn họ, mọi người có thể nhận ra họ không thích điều đó chút nào. Bản thân những nam thanh niên bán dâm này đã tự làm tổn thương mình với những vết cắt và vết châm thuốc lá trên cơ thể. Nhiều người bị trầm cảm nặng. Tất cả đều muốn rời khỏi công viên nhưng họ không thể".

Họ không có nơi nào để đi và cũng không thể tìm kiếm một công việc khác đủ để họ nuôi sống bản thân ở nước Đức. Khamis đã ví những thanh niên này giống như "những chú chim đen" không thể "bay". Họ không thể sống cuộc sống bình thường và không có nơi nào khác chứa chấp họ. 

Trong một số bức ảnh mà Khamis ghi lại, màu nâu đất hòa quyện với màu xanh lá cây mang lại cảm giác buồn bã và tẻ nhạt, như chính cuộc sống của những thanh niên đó bây giờ. Dưới ánh sáng lờ mờ của khu rừng, những chiếc vòng cổ họ đeo bị phản chiếu, bên dưới là những chiếc xương đòn và xương lưng nhô ra khỏi cơ thể và cũng để lộ ra những vết thương chằng chịt trên người họ.

"Họ đã chiến đấu cả đời, đầu tiên là ở Afghanistan, sau đó trốn sang Iran và cuối cùng tới châu Âu bởi nghĩ rằng cuối cùng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, họ không có được một mái ấm hoặc một điểm đến đúng nghĩa", Khamis ngậm ngùi nói.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 6.

Vết sẹo chằng chịt trên cánh tay của anh Omran, hậu quả của những lần anh tự làm tổn hại cơ thể. Người đàn ông này mất cha, chị gái và anh trai khi ngôi nhà của họ bị phong trào Taliban đánh bom lúc lên 6 tuổi.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 7.

Chỗ ngủ của những thanh niên tị nạn trong công viên.

Nơi cách địa ngục chỉ một bước chân: Những người đàn ông ngậm đắng nuốt cay "bán thân" trong nhà vệ sinh và góc khuất ít ai thấu hiểu - Ảnh 8.

*Tất cả tên các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi để bảo vệ danh tính

Nguồn: The Guardian

Chia sẻ