Nguồn cảm hứng cho bộ phim "Three Billboards outside Ebbing, Missouri": Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái

L.T,
Chia sẻ

Đối với bất kỳ ai đã từng xem bộ phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri đều sẽ thấy câu chuyện của người đàn ông 86 tuổi này có vẻ rất quen thuộc.

Những ngày vừa qua, những dòng tin tức, bài viết về sự kiện điện ảnh lần thứ 90 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đang diễn ra tại nhà hát Dolby ở Los Angeles (Mỹ) dường như tràn ngập trên các mặt báo, phương tiện truyền thông và cả mạng xã hội. Người ta bình luận, đưa ra ý kiến và cả dự đoán về những cái tên có mặt trong danh sách đề cử Oscar 2018. Và bộ phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri cũng không nằm ngoài chủ đề bàn luận bởi những đánh giá cao và cả ấn tượng của khán giả về bộ phim tâm lý tình cảm này.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 1.

Bà Midred Hayes trả tiền cho một hãng quảng cáo để thuê ba tấm biển bỏ không trên đoạn đường vắng ngay vùng ngoại ô với một câu hỏi duy nhất: "Bị hiếp dâm khi đang sắp chết. Nhưng không có ai bị bắt. Tại sao vậy cảnh sát trưởng Willoughby?".

Bộ phim xoay quanh nhân vật Midred Hayes (Frances McDormand) đến từ thị trấn Ebbing, Missouri, Mỹ. Bà đã chi một khoản tiền cho một hãng quảng cáo để thuê ba tấm biển bỏ không trên đoạn đường vắng ngay vùng ngoại ô với một câu hỏi duy nhất: "Bị hiếp dâm khi đang sắp chết. Nhưng không có ai bị bắt. Tại sao vậy cảnh sát trưởng Willoughby?" Con gái của bà đã bị tấn công tình dục và sát hại dã man bằng cách hỏa thiêu từ 7 tháng trước, nhưng sở cảnh sát cũng như cảnh sát trưởng Bill Willoughby (Woody Harrelson) vẫn không thể tìm ra được manh mối nào về thủ phạm của vụ án.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 2.

Hình ảnh người mẹ quyết dốc hết sức lực đi tìm lẽ phải cho con.

Câu chuyện cứ thế diễn ra, những khoảnh khắc, ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt của bà mẹ tan nát cõi lòng vì cái chết của con gái mình dường như đi sâu vào lòng khán giả và để lại đó những cung bậc cảm xúc thật khó mà quên được.

Điều người ta quan tâm là ý nghĩa nhân văn của bộ phim, kịch bản, và cả diễn xuất của bộ phim... nhưng mấy ai biết được rằng kịch bản bộ phim từ đâu mà có? Người ta thường nói, các nghệ sĩ, người làm nghệ thuật thường lấy những chất liệu thật trong cuộc sống để làm nền cho tác phẩm của chính mình. Và "Three Billboards" chính là một bộ phim như thế, bởi nó xuất phát từ một câu chuyện có thật nhưng lại rất ít người biết đến.

Cách đây 20 năm, đạo diễn Martin McDonagh ngồi trên chiếc xe buýt Greyhound đi qua thành phố Vidor, Texas (Mỹ) thì bất ngờ nhìn thấy các tấm biển chỉ trích cảnh sát địa phương bằng ngôn ngữ tức giận đặt cách quãng nhau. Hình ảnh đó dường như đã in hằn trong tâm trí ông suốt nhiều năm, để rồi một ngày ông quyết định viết kịch bản Three Billboards Outside Ebbing, Missouri.

Và chủ nhân của những tấm biển mà đạo diễn Martin nhìn thấy từ 2 thập niên trước chính là ông James Fulton, cha của người phụ nữ tên Kathy Page đã bị hãm hiếp và giết hại năm 1991. Điều đáng nói là cảnh sát địa phương không truy tìm triệt để nhằm thủ phạm gây ra vụ án đau lòng đó. Không can tâm để con gái mình chết oan uổng như vậy nên người cha già đã quyết tâm đòi lại công bằng cho con. Ông đã dựng các tấm biển với những dòng chữ kêu oan suốt 30 năm qua trên đường cao tốc 1-10.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 3.

Người đàn ông này với những tấm biển đòi công bằng cho con gái chính là nguồn cảm hứng cho đạo diễn Martin McDonagh.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 4.

Hình ảnh Kathy Page, con gái ông Fulton.

Ông Fulton đặt tấm biển với dòng chữ "Tôi tin rằng con gái tôi bị hãm hiếp và bị bóp cổ cho đến chết". Ông còn đặt cạnh đó hình ảnh của cô Kathy Page và chồng cũ của cô, nghi can của vụ án. Có cả những dòng chữ kêu oan đi kèm: "Steve Page chính là hung thủ giết hại vợ một cách tàn nhẫn năm 1991. Cảnh sát Vidor không muốn giải quyết vụ án này. Tôi tin họ đã ăn hối lộ. Xin Bộ trưởng Tư pháp cho điều tra lại".

Nhiều năm qua đi mà cái chết của con gái ông vẫn chưa được làm sáng tỏ, hiện ông Fulton vẫn để 3 tấm biển với những dòng chữ: "Cảnh sát Vidor đã xử sai vụ án", "Chờ đợi lời thú tội", "Điều này có thể xảy ra với bạn" tương tự như bà mẹ trong phim của đạo diễn Martin.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 5.

Tấm biển với dòng chữ: "Steve Page chính là hung thủ giết hại vợ một cách tàn nhẫn năm 1991. Cảnh sát Vidor không muốn giải quyết vụ án này. Tôi tin họ đã ăn hối lộ. Xin Bộ trưởng Tư pháp cho điều tra lại".

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 6.

Những tấm biển mà ông Fulton dựng lên trong suốt nhiều năm qua.

Câu chuyện về hành trình đi tìm công lý cho con gái của ông Fulton bắt đầu từ nhiều năm trước. Cô Kathy Page khi đó là một phụ nữ 34 tuổi, đã có 2 con gái nhỏ là Erin và Monica Page. Cả cuộc đời của Kathy gắn liền với thành Vidor và công việc phục vụ bàn.

Theo miêu tả của gia đình, khi còn là một thiếu nữ, Kathy khá xinh đẹp lại luôn vui vẻ, thân thiện. Chính vì vậy mà rất nhiều anh chàng muốn theo đuổi cô. Nhưng Kathy lại quyết định chọn anh chàng Steve Page, 21 tuổi, làm nghề bán bảo hiểm, thích chơi bóng rổ. Ngày 18 tháng 11 năm 1981, Kathy và Page nên duyên vợ chồng với sự đồng thuận của gia đình.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 7.

Kathy và con gái đầu lòng, Erin.

Cưới nhau thời gian ngắn, Kathy sinh con gái đầu lòng là bé Erin rồi 4 năm sau đó, cô lại tiếp tục sinh thêm bé Monica Page.

Lúc này, cuộc hôn nhân của Kathy lại không được êm đềm nữa. Mối quan hệ giữa Kathy và Page nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã. Cuối cùng Kathy yêu cầu ly hôn, còn Page thì không muốn nhưng đành miễn cưỡng chấp thuận. Giờ đây, khi Page đã 61 tuổi và đang sống ở Houston, vẫn thừa nhận với bồi thẩm đoàn trong một phiên xét xử dân sự rằng: "Việc ly hôn không phải là điều tôi mong đợi".

Ngày 13/55/1991, Page trở về nhà vợ cũ để giúp trông các con và rửa xe trong khi Kathy có hẹn ở một bữa tiệc tối. Kathy ra khỏi nhà và đến một khách sạn ở Beaumont, cách nhà khoảng 10km với một anh bạn tên Tom. Bạn bè và cả Tom (người sau này được loại khỏi danh sách những người đáng nghi) nói rằng Kathy đã rời đi vào khoảng 2h sáng. Chưa đầy 3 tiếng sau đó, thi thể của Kathy được tìm thấy trong một chiếc xe Mercury Tracer màu đen gần nhà. Kathy cũng bị dập mũi, mặc dù cảnh sát chỉ thấy một lượng nhỏ máu trên cơ thể cô. Các nhà điều tra kết luận rằng cô đã bị giết ở nơi khác, và họ còn phát hiện cô bị hãm hiếp trước khi chết.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 8.

Ông Steve Page là chồng cũ và cũng là nghi can chính của vụ án.

Một cậu bé bán báo đã phát hiện ra chiếc xe ô tô dưới con mương, cách nhà Kathy chỉ vài mét. Cảnh sát cho biết hiện trường đã được dàn dựng trông giống một vụ tai nạn. Những vết bầm tím trên cánh tay của Kathy cho thấy cô đã bị đánh đập tàn nhẫn.

Chồng cũ của Kathy cũng được thông báo về vụ việc trong ngày hôm đó. Trong bản báo cáo của cảnh sát, có một chi tiết đáng lưu ý rằng anh ta nhìn chằm chằm xuống đường đến nơi xảy ra vụ án trước khi khai báo về những gì đã xảy ra và dường như không có phản ứng gì khi được thông báo rằng vợ mình đã chết. Trong những ngày sau đó, ông Fulton đã nghi ngờ Page chính là hung thủ nhưng lại không tìm được bằng chứng. Tuy nhiên, khi nói với DailyMailTV về phản ứng lúc đó của mình, Page lại thanh minh rằng: "Bạn có khóc khi bạn bị sốc? Ý nghĩ duy nhất của tôi khi đó là phải giải thích với các con như thế nào về sự ra đi đột ngột của mẹ chúng. Tôi không biết mình có khóc hay không. Tôi đã bị sốc. Đôi khi bạn khóc, đôi khi bạn không, mỗi người có cách phản ứng với tình huống khác nhau".

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Kathy có thể đã bị cưỡng hiếp trước khi bị bóp cổ đến nghẹt thở bằng bàn tay trái của thủ phạm. Page (người đã thắt ống dẫn tinh) lại thừa nhận có quan hệ tình dục với Kathy vào đêm cô bị giết nhưng lại một mực phủ nhận cáo buộc giết vợ cũ.

Mọi bằng chứng có được quá mơ hồ khiến vụ án rơi vào bế tắc. Đến năm 1993, tức giận vì sự tắc trách của cảnh sát, ông Fulton bắt đầu "chiến dịch biển quảng cáo" của mình. "Đó là vì tôi thấy cảnh sát không làm gì cả. Tôi không còn sự lựa chọn nào nữa. Tôi đã đặt những tấm biển bên đường như vậy và chúng sẽ ở đó cho đến khi tôi chết đi".

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 9.

Ông Fulton và con gái Diane Daigle nói chuyện với cảnh sát thành phố Vidor, Butch Reynolds, về vụ điều tra sau cái chết của cô Kathy vào tháng 4 năm 1994.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 10.

Ông Fulton và hai chị gái của Kathy, Sherry Valentine (trái) và Diane Daigle (phải).

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 11.

Hàng năm gia đình ông Fulton vẫn xin một góc nhỏ trên trang báo giấy vào ngày sinh nhật của Kathy để mong mọi người lưu tâm về cái chết oan uổng của cô.

Về phần Page, sau vụ việc người đàn ông này đã phải chuyển đi nơi khác sống vào năm 1995 sau những lời chỉ trích và nghi ngờ từ phía gia đình vợ cũ. Những tấm biển quảng cáo mà ông Fulton dựng lên đã ảnh hưởng đến cháu ngoại của ông, Erin và Monica vì bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt ở trường học. Một người sống với cha ở Houston, Texas và một người sống ở nhà ông bà ở Huntsville, Alabama. Cả hai cô gái đều không muốn liên lạc với gia đình ông ngoại Fulton.

Nguồn cảm hứng cho bộ phim Three Billboards outside Ebbing, Missouri: Câu chuyện có thật về người cha cả đời đi tìm công lý cho con gái - Ảnh 12.

Ngôi mộ của Kathy ở Vidor.

Năm 2011, Monica đã tự tử bằng thuốc giảm đau khi mới 27 tuổi. Còn Erin hiện đã là một lập trình viên máy tính, có 1 gia đình nhỏ với 2 đứa con. Trong một loạt các bài blog viết vào năm 2014, Erin viết cô tin rằng cả ông ngoại Fulton và cha mình đều đang nói dối nhưng cô sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình về gia đình mẹ cô ngay cả khi vụ án được giải quyết.

Gia đình ông Fulton vẫn hy vọng rằng sau thành công của bộ phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri, và "tiếng vang" trong giải Oscar vừa qua, vụ việc của con gái ông sẽ được các nhà chức trách lưu tâm và tìm lại công bằng cho cô Kathy.

(Nguồn: Daily mail)

Chia sẻ