Người đàn ông bắt cóc, kéo lê bé gái dưới mưa nhưng chỉ bị giam giữ 15 ngày: Lý do gây phẫn nộ!
Do nhà cách trường không xa, bố mẹ thường để bé tự đi bộ về.
Người đàn ông lạ mặt say rượu, bé gái, kéo lê, trời mưa... Chỉ cần những từ khóa này ghép lại cũng đủ khiến người ta rợn tóc gáy. Những bóng đen như vậy có thể ám ảnh một đứa trẻ cả đời. Quả thực quá đáng sợ.
Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền đoạn video ghi lại cảnh "một người đàn ông to khỏe lôi kéo một bé gái vào ngõ tối". Dù là ai, chỉ cần xem qua màn hình cũng cảm nhận được nỗi tuyệt vọng của cô bé lúc đó khiến người xem phẫn nộ tột độ.
Vụ việc xảy ra vào lúc 16h50 chiều ngày 20/5/2025, tại một khu dân cư gần thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Trời vừa tạnh mưa, bé gái 6 tuổi (tạm gọi là Tiểu Vũ) đang trên đường từ trường về nhà như thường lệ. Do nhà cách trường không xa, bố mẹ thường để bé tự đi bộ về.

Cô bé vùng vẫy kịch liệt, chân đạp đất, miệng hét to "Cứu với!", "Bố ơi!", nhưng xung quanh không có ai đi qua.
Tuy nhiên, khi đang tung tăng đi qua một khúc cua, một người đàn ông mặc áo trắng đột ngột chặn đường bé. Người này giả vờ là "bố bạn học của Tiểu Vũ" và nói rằng muốn đưa bé về nhà để dạy học.
Ban đầu Tiểu Vũ còn do dự, nhưng hắn ta lập tức nắm tay bé, cưỡng ép lôi bé vào một con hẻm vắng. Cô bé vùng vẫy kịch liệt, chân đạp đất, miệng hét to "Cứu với!", "Bố ơi!", nhưng xung quanh không có ai đi qua.
Hắn ta mở cửa sắt trong hẻm, gồng sức kéo bé vào trong, tiếng khóc của cô bé mỗi lúc một tuyệt vọng… Khi bé gần như đã bị kéo vào sâu trong con hẻm, may mắn thay, một ông lão sống ở tầng trên nghe thấy tiếng kêu cứu liền chạy xuống và hét lớn ngăn cản.
Người đàn ông lập tức nói dối rằng mình là bố bạn học của cô bé, định đưa bé về nhà nên cô mới khóc. Thấy có người đến cứu, Tiểu Vũ lập tức thoát ra và chạy về phía ông cụ, vừa khóc vừa nói: "Cháu không quen người này, cháu không biết tại sao chú ấy lại kéo cháu đi!". Thấy tình thế bại lộ, người đàn ông rút ra một bao thuốc và tiền mặt định hối lộ ông cụ, thậm chí còn đe dọa ông "đừng lo chuyện bao đồng".
Ông Trương – người cứu bé gái – nói: "Tôi tức lắm! Hành vi đó rõ ràng là lén lút, là có tội!". Ông lập tức ôm chặt lấy bé gái và hô hoán, người dân xung quanh nghe thấy liền kéo đến hỗ trợ và cùng nhau áp giải người đàn ông đến đồn cảnh sát.
Theo quy định, nếu hành vi của người đàn ông bị xác định là "cưỡng hiếp không thành công" thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Tuy nhiên, kết quả xử lý cuối cùng của cảnh sát là: chỉ tạm giam hành chính 15 ngày, với lý do "gây rối trật tự công cộng", vì: Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy hắn có ý định cưỡng hiếp hay buôn bán trẻ em. Hắn tự khai là "say rượu, mất kiểm soát nhận thức". Vụ việc không gây ra thương tích nghiêm trọng.
Kết quả này lập tức khiến dư luận phẫn nộ. Mẹ bé Tiểu Vũ bật khóc trong buổi phỏng vấn, chia sẻ thêm nhiều chi tiết gây đau lòng: Sau sự việc, tay của con bé đầy vết bầm tím do bị kéo lê. Điều đau đớn hơn là tổn thương tâm lý: "Con bé không dám ở một mình nữa, nửa đêm thường giật mình tỉnh giấc và khóc thét… Vậy mà cái kẻ gây ra tất cả chỉ ngồi tù 15 ngày sao?".
Cảnh sát cho biết không tìm thấy hung khí nên khó xác định là "cưỡng hiếp không thành". Tuy nhiên, hành vi kéo lê bé gái vào hẻm tối rõ ràng đã gây tổn hại nghiêm trọng về tâm lý – song hiện tại luật pháp chưa có chế tài thích đáng cho hành vi này.
Hành vi rõ ràng có chủ đích, nói năng mạch lạc, không giống người say rượu, nếu say thì sao không chọn người lớn để "làm phiền"? Một người đàn ông trưởng thành kéo bé gái 6 tuổi đi chỉ có thể là hai mục đích: buôn người hoặc cưỡng hiếp, đều là trọng tội.
Thậm chí, có người đề xuất: "Nếu pháp luật không đủ mạnh tay, thì nên in ảnh hắn dán khắp các cổng trường học, vừa để cảnh báo học sinh, vừa khiến hắn phải 'xã hội tử hình', không còn mặt mũi nào với người thân, hàng xóm".
Luật pháp chưa đủ sức răn đe, vậy cha mẹ phải là hàng rào đầu tiên bảo vệ con.
Cần làm gì?
Không để trẻ nhỏ đi một mình dù là đường quen hay gần nhà.
Dạy con kỹ năng thoát hiểm, như: La thật to: "Cháu không quen chú này!". Cố chạy vào nơi có người lớn, đèn sáng. Ghi nhớ số điện thoại ba mẹ, cảnh sát.
Tập cho con kỹ năng phân biệt người lạ – ai không phải ông bà, ba mẹ, cô giáo… thì đều phải cảnh giác.
Không nên chủ quan vì nghĩ "chỗ này an toàn" – đa số các vụ việc xảy ra ở chính nơi tưởng là an toàn nhất: quanh nhà, đầu ngõ, cổng trường.
Đồng hành, trò chuyện thường xuyên với con để nhận biết dấu hiệu bất thường, tổn thương tâm lý sớm nhất.
Chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên con, nhưng có thể chuẩn bị cho con một chiếc "áo giáp vô hình" từ kiến thức và sự dạy dỗ mỗi ngày. Đừng đợi đến khi nguy hiểm ập đến mới giật mình nhìn lại. Hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều cha mẹ hơn – để mỗi đứa trẻ đều có cơ hội lớn lên an toàn và trọn vẹn.