Nam sinh học giỏi được cả làng kỳ vọng nhưng thi trượt đại học, 1 tháng sau bỗng được “đặc cách” trúng tuyển: Nhờ 1 câu nói của cán bộ chấm thi
Nếu không có câu nói này của vị giáo viên chấm thi, nam sinh Trung Quốc này có thể đã lỡ mất cơ hội bước chân vào đại học danh giá hàng đầu.
Tờ giấy báo trúng tuyển đầy bất ngờ
Kỳ thi đại học luôn được xem là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người trẻ. Kết quả của kỳ thi không chỉ là cánh cửa mở ra tương lai học thuật, mà còn định hình hướng đi nghề nghiệp và cuộc sống.
Chính vì thế, mọi thao tác trong kỳ thi này, từ nội dung làm bài đến cách ghi thông tin cá nhân, đều đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Một sơ suất tưởng chừng nhỏ nhặt cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
Câu chuyện dưới đây, liên quan đến nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mao Thuẫn, là một minh chứng sống động. Khi tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, ông đã phạm một lỗi hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: ghi sai chính tên thật của mình trên bài thi.
Tên khai sinh của Mao Thuẫn là Thẩm Đức Hồng. Trong kỳ thi vào Đại học Bắc Kinh – một trong hai trường đại học danh giá bậc nhất Trung Quốc, ông vô tình ghi nhầm tên thành “Thẩm Đức Minh”.

Ảnh: Sohu
Sự việc tưởng như vô thưởng vô phạt ấy đã khiến ông không thể tìm thấy tên mình trong danh sách trúng tuyển niêm yết tại cổng trường. Dù đã kiểm tra đi kiểm tra lại, ông vẫn không phát hiện sai sót, đành thất vọng ra về vì cho rằng mình đã trượt.
Biết tin, cả gia đình, nhà trường và mọi người trong vùng đều khá thất vọng vì đã đặt kỳ vọng lớn cho ông. Tuy vậy, người thân vẫn động viên để Mao Thuẫn không suy sụp trong thất bại.
Thế nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra. Sau đó vài ngày, Mao Thuẫn nhận được thư báo trúng tuyển từ Đại học Bắc Kinh – nhưng với cái tên “Thẩm Đức Minh”. Hóa ra, chính ông đã viết nhầm tên mình khi làm bài thi, và điều này suýt khiến ông bỏ lỡ cơ hội vào ngôi trường mơ ước.
Nhờ 1 câu nói của cán bộ chấm thi
Điều đáng nói là dù mắc lỗi nghiêm trọng về thủ tục, Mao Thuẫn vẫn được tuyển nhờ năng lực nổi bật trong bài làm. Theo các tài liệu ghi lại, giáo sư Hồ Quát – một trong những giảng viên phụ trách chấm bài – đã vô cùng ấn tượng với văn phong và tư duy sắc sảo trong bài thi của Mao Thuẫn.
Cảm nhận được đây là một nhân tài hiếm có, vị giáo sư này đã chủ động yêu cầu người phụ trách thực hiện rà soát và xác minh kỹ lưỡng. Khi phát hiện lỗi sai này, họ đã lập tức xác nhận thông itn từ kho dữ liệu quốc gia, sau đó đề xuất điều chỉnh lại thông tin để bảo đảm thí sinh không bị đánh rớt chỉ vì “lỗi sơ suất”.
Câu chuyện "viết sai tên" của Mao Thuẫn là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, xảy ra trong bối cảnh thi cử những năm đầu thế kỷ 20 – khi quá trình tuyển sinh còn đơn giản, thủ công và phụ thuộc nhiều vào sự linh hoạt của người chấm. Khi ấy, thí sinh có thể tự do chọn trường và ghi tên vào bài thi, còn đề thi thì do từng trường tự biên soạn.

Ảnh: Sohu
Ngày nay, hệ thống tuyển sinh đã thay đổi đáng kể, với quy trình chặt chẽ và phần lớn được số hóa. Tên sai, mã số sai hay điền thông tin không chính xác có thể khiến hồ sơ bị loại tự động. Không còn chỗ cho “đặc cách”, và càng không thể kỳ vọng một giám khảo nào đó sẽ “phát hiện tài năng” qua những chi tiết ngoài lề.
Từ câu chuyện của Mao Thuẫn, có thể rút ra một bài học sâu sắc: dù năng lực nổi bật đến đâu, sự cẩn trọng trong từng bước đi vẫn là yếu tố bắt buộc trong hành trình hướng đến thành công. Một lỗi nhỏ có thể khiến cả quá trình nỗ lực trở nên vô nghĩa. Và trong bối cảnh hiện đại, sự nhầm lẫn – dù là đánh máy sai tên hay điền nhầm mã trường – đều có thể là “tử huyệt” trong hành trình chinh phục tương lai.
Câu chuyện này không chỉ là một giai thoại thú vị về một nhà văn lớn, mà còn là lời nhắc nhở nghiêm túc đến các thí sinh trước kỳ thi: hãy kỹ lưỡng trong từng câu trả lời, và cả trong từng nét bút ghi thông tin cá nhân. Không phải ai cũng may mắn gặp được một "giáo sư Hồ Quát" thứ hai.