Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!"

Minh Châu,
Chia sẻ

Đây là môn học không có trong chương trình chính khoá, một môn học do chính chị tự soạn giáo án.

Trong khi nhiều phụ huynh lo con học thêm môn Toán, Văn, Anh để kịp đà vào năm học mới, chị Hương (40 tuổi, Hà Nội) lại chọn cách dành mỗi ngày một tiếng để dạy con lớp 6 một "môn học" không có trong chương trình chính khóa, môn "Kỹ năng tỉnh táo".

Chị Hương gọi đó là "giáo án đặc biệt", do chính chị tự biên soạn, không cần bảng đen, phấn trắng, không có bài kiểm tra, điểm số, mà là những giờ trò chuyện thẳng thắn, gần gũi, giúp con rèn khả năng nhận biết rủi ro và giữ được sự tỉnh táo trước thế giới đầy cạm bẫy ngoài kia.

"Môn học" xuất phát từ những dòng tin cảnh báo

Quyết định bắt đầu "giảng dạy" môn "Kỹ năng tỉnh táo" đến với chị Hương sau một loạt vụ việc lừa đảo trên mạng xã hội khiến chị không khỏi giật mình. Từ những tin nhắn giả danh ngân hàng, điện lực, công an, đến các "nhiệm vụ kiếm tiền" dụ trẻ em tự quay clip, cung cấp thông tin cá nhân... tất cả khiến chị nhận ra: "Con mình cần học cách tự bảo vệ mình trước, chứ không thể chỉ biết làm bài kiểm tra 45 phút".

Mỗi tối, chị Hương cùng con trai, vừa học xong lớp 6, đang chuẩn bị vào lớp 7 ngồi đọc tin tức thời sự, đặc biệt là các vụ việc lừa đảo đang diễn ra. Hai mẹ con cùng phân tích từng chi tiết: vì sao nạn nhân bị lừa, chiêu trò nằm ở đâu, và làm thế nào để nhận ra dấu hiệu cảnh báo.

Ví dụ, khi đọc một vụ lừa đảo giả danh nhân viên điện lực để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng, chị Hương đặt câu hỏi: "Con nghĩ xem, nếu là cơ quan nhà nước, họ có dùng số điện thoại cá nhân để gọi điện, yêu cầu chuyển khoản không? Họ có bắt mình bấm vào link nào đó không?". 

Rồi chị giảng giải thêm: "Nếu cần xác minh, con cứ ra thẳng trụ sở điện lực, trụ sở công an mà hỏi. Bình tĩnh, cẩn trọng và trực tiếp, đó là cách tốt nhất".

Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!" - Ảnh 1.

Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!" - Ảnh 2.

Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!" - Ảnh 3.

Hàng loạt vụ việc lừa đảo qua mạng khiến chị Hương lo lắng

"Ở đời không có gì miễn phí"

Không chỉ phân tích các thủ đoạn lừa đảo, chị Hương còn giúp con nhìn rõ hơn tâm lý dễ bị thao túng: lòng tham, sự cả tin, và ảo tưởng về cơ hội "trên trời rơi xuống".

Trong một buổi "học" khác, khi cùng con xem lại một vụ người trẻ bị dụ làm "nhiệm vụ kiếm tiền" để rồi bị mất tài sản, chị nhẹ nhàng hỏi:

"Con có gì hay, con sẽ cho ai đầu tiên? Cho mẹ, bố hay bạn bè, đúng không? Có ai tự dưng lại chỉ một cơ hội kiếm tiền cho người lạ không?".

"Ở đời không có gì miễn phí. Ai cũng giữ cái tốt cho người thân mình, chứ chẳng ai đi chia sẻ cho người không quen biết. Nếu con nhớ được điều đó, con sẽ tránh được rất nhiều bẫy", chị Hương nói.

Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!" - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Kỹ năng sống - điều cần dạy trước cả Văn, Toán, Anh

Với chị Hương, việc dạy con kỹ năng sống không phải để phòng xa, mà là phản ứng thực tế trước một xã hội đang thay đổi từng ngày. Những đứa trẻ 12, 13 tuổi giờ đây đã tiếp xúc Internet hàng giờ mỗi ngày, nhưng lại chưa có đủ nền tảng để phân biệt thật - giả, đúng - sai.

"Con mình không thể sống trong lồng kính mãi. Nhưng mình có thể trang bị cho con một cái đầu tỉnh táo, một tâm thế không hoảng loạn, và một thói quen luôn hỏi lại: "Điều này có vô lý không? Mình nên kiểm chứng ở đâu?", chị chia sẻ.

Không cần đến trường lớp, không chờ ai phê duyệt chương trình, giáo án "Kỹ năng tỉnh táo" của chị Hương có thể là gợi ý đáng suy nghĩ cho nhiều phụ huynh khác. Bởi trong thời đại mà tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi, dạy con tỉnh táo có lẽ quan trọng không kém, thậm chí hơn cả việc dạy con giải phương trình hay phân tích văn bản.

Không phải Toán, Văn, Anh, đây mới là môn mẹ Hà Nội dành 1 tiếng mỗi ngày dạy con vì: "Sẽ có lúc nó cứu mạng con tôi!" - Ảnh 5.

Hè bổ ích Tuyến nội dung dành cho phụ huynh quan tâm đến việc duy trì và phát triển nền tảng học tập của trẻ trong kỳ nghỉ hè. Gợi ý các chương trình ôn tập, khóa học bổ trợ, kỹ năng tự học tại nhà, phương pháp học theo lứa tuổi... giúp trẻ không hụt kiến thức, sẵn sàng bước vào năm học mới một cách tự tin và chủ động. KHÁM PHÁ
Chia sẻ