Danh sách 34 Giám đốc Sở GD&ĐT sau hợp nhất

An An/VTC News,
Chia sẻ

Trong số 34 Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT các địa phương trên cả nước tỷ lệ có 9 nữ và 25 nam.

Sau khi hợp nhất, các tỉnh thành nhanh chóng kiện toàn nhân sự chức danh Giám đốc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT. Dưới đây là danh sách Giám đốc 34 Sở GD&ĐT các tỉnh thành cả nước sau hợp nhất:

STT Sở GD&ĐT Giám đốc
1 Ninh Bình Nguyễn Tiến Dũng
2 TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu
3 Hà Nội Trần Thế Cương
4 Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ
5 Phú Thọ Trịnh Thế Truyền
6 Tuyên Quang Vũ Đình Hưng
7 Yên Bái Luyện Hữu Chung
8 Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Tuân
9 Bắc Ninh Tạ Việt Hùng
10 Hưng Yên Nguyễn Đồng Thụy
11 Hải Phòng Lương Văn Việt
12 Quảng Trị Đặng Ngọc Tuấn
13 Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận
14 Quảng Ngãi Nguyễn Ngọc Thái
15 Gia Lai Phạm Văn Nam
16 Khánh Hoà Võ Hoàn Hải
17 Lâm Đồng Lê Thị Bích Liên
18 Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân
19 Tây Ninh Nguyễn Quang Thái
20 Cần Thơ Trần Thị Huyền (Phó giám đốc phụ trách)
21 Vĩnh Long La Thị Thúy
22 Đồng Tháp Lê Quang Trí
23 Cà Mau Nguyễn Văn Nguyên
24 An Giang Trần Quang Bảo
25 Lai Châu Mạc Quang Dũng
26 Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư
27 Lạng Sơn Hoàng Quốc Tuấn
28 Sơn La Nguyễn Văn Chiến (Phó giám đốc phụ trách)
29 Thanh Hoá Tạ Hồng Lưu (Phó giám đốc phụ trách)
30 Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nguyệt
31 Huế Nguyễn Tân
32 Điện Biên Hoàng Tuyết Ban
33 Quảng Ninh Nguyễn Thị Thuý
34 Nghệ An Thái Văn Thành

Cũng liên quan đến việc hợp nhất các địa phương, Bộ GD&ĐT, các nhà xuất bản đang lên kế hoạch điều chỉnh sách giáo khoa cho phù hợp tình hình mới.

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho hay, các đơn vị thành viên đang khẩn trương tổ chức bản thảo và các Ban biên tập rà soát, thống kê nội dung về yêu cầu cần đạt, kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế xã hội, liên quan đến thay đổi địa giới hành chính và chính quyền hai cấp, báo cáo Bộ GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo để sửa chữa.

“Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành nội dung chỉnh sửa, Nhà xuất bản sẽ tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ GD&ĐT thẩm định thông qua theo đúng quy trình”, PGS Tùng cho biết. Nguyên tắc sửa sách phải bám sát, cập nhật các nội dung về yêu cầu cần đạt, về kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế xã hội…, trên nguyên tắc sao cho hạn chế thấp nhất việc sửa chữa nội dung của sách giáo khoa

“Trong thời gian chờ đợi sách giáo khoa được sửa chữa cập nhật theo địa giới hành chính và chính quyền hai cấp, theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, giáo viên và học sinh sẽ tiếp tục sử dụng sách hiện hành. Bộ GD&ĐT sẽ có chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về việc này, tinh thần là các nhà trường, các thầy cô giáo sẽ chủ động trong việc điều chỉnh ngữ liệu, nội dung bài học, chủ đề dạy học trên cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương và chính quyền hai cấp.

Chia sẻ