Cô sai hay phụ huynh sai? Bài toán lớp 3 khiến ông bố cử nhân phải mếu máo cầu cứu, dân tình xem xong cũng lắc đầu bất lực

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Theo người bố, câu trả lời của đứa trẻ là chưa chính xác. Tuy nhiên vì cô giáo đã cho rằng kết quả này đúng nên đã khiến anh hơi bối rối, không biết giải thích thế nào cho con hiểu?

Toán học là một môn học rất thú vị, có những bài toán đôi khi 1 + 1 không nhất thiết phải bằng 2. Một số bài yêu cầu không chỉ phải có logic chặt chẽ mà còn phải có cách diễn đạt chuẩn mực, các ý phải được liệt kê rõ ràng thì mới đạt điểm cao. 

Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bối rối trước một bài toán tiểu học. Nhìn dữ liệu chỉ toàn A, B cộng trừ có vẻ... dễ ăn, nhưng kết quả lại khiến ai nấy hoang mang vô cùng. Phụ huynh đăng tải bài tập này lên mạng xã hội cho rằng, bản thân mình tốt nghiệp đại học danh giá nhưng cũng bó tay không tìm ra đáp án. 

Cô sai hay phụ huynh sai: Bài toán lớp 3 khiến ông bố cử nhân phải mếu máo cầu cứu, dân tình xem xong cũng lắc đầu bất lực - Ảnh 1.

Đây là một câu hỏi mở rộng với đề bài tìm các số A, B, C được đặt theo phép tính cộng hàng dọc. Điều kiện đưa ra là "ABC + BC = 6B6" và câu trả lời được viết bởi đứa trẻ là "A = 6, B = 0, C = 3". Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đáp án này là đúng:  03 + 03 = 606. Rất dễ dàng để nhìn ra đáp án. Cô giáo cũng chấm ĐÚNG cho bài tập này.

Tuy nhiên phụ huynh chỉ ra rằng BC là số có hai chữ số, vì vậy B không thể là 0. Bên cạnh đó, khi học đặt tính theo lý thuyết cũng không có trường hợp số 0 đứng đầu như 03 cả. Phụ huynh này khẳng định, B có thể là bất cứ số nào nhưng không thể là số 0. Như thế, câu trả lời của đứa trẻ là chưa chính xác. Tuy nhiên vì cô giáo đã cho rằng kết quả này đúng nên đã khiến các bậc phụ huynh hơi bối rối, không biết giải thích thế nào cho con hiểu?

Thực tế, câu hỏi toán tiểu học bình thường kiểm tra kiến thức sách giáo khoa, chỉ những câu hỏi bắt suy nghĩ "ngoài chiếc hộp" như vậy mới có thể huy động hết trí não của trẻ và thể hiện chân thực trình độ IQ của mỗi trẻ. Nó nhằm trau dồi khả năng suy luận và tư duy logic của học sinh. Vì vậy, những đề tài có thể gây tranh cãi là chuyện bình thường, nhưng chỉ cần đạt được mục đích, vận dụng trí óc của học sinh là đủ không nên quá đánh đố khiến trẻ nhụt chí, mất hứng thú học tập. 

Chia sẻ