Chuyện đời ly kỳ của một Quý phi trong sử Việt: Đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng bị cháu nội ban chết

Min,
Chia sẻ

Câu chuyện đầy ly kỳ về một vị Quý phi đang được Hoàng thượng Lê Thánh Tông yêu chiều bỗng một ngày phải chịu cảnh thất sủng, sống trong cô đơn quạnh quẽ đã được lịch sử ghi chép lại. Vì không chịu nổi cảnh đánh mất hết vinh sủng đó, bà đã thực hiện một bước chuyển mình đầy ghê sợ, đó là âm mưu giết vua.

Với sự xuất hiện của hai bộ phim cung đấu cổ trang Trung Quốc thời gian gần đây là Diên Hy Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện đã làm cộng đồng mạng Việt Nam phải xôn xao, đặc biệt những ai là fan của thể loại phim này còn đứng ngồi không yên, trông ngóng từng tập. Nhưng mọi người đừng quên, ngay ở thời kỳ phong kiến của Việt Nam ta, có nhiều câu chuyện huyền sử về những nữ nhân hậu cung cũng ly kỳ không kém mà nếu được xây dựng thành phim thì nó hoàn toàn có thể chinh phục khán giả.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 1.

Chẳng hạn như câu chuyện đầy ly kỳ về một vị Quý phi nhà Lê, đang được Hoàng thượng Lê Thánh Tông yêu chiều bỗng một ngày phải chịu cảnh thất sủng, sống trong cô đơn quạnh quẽ. Thế nhưng nhiều sử liệu đã ra nghi vấn, chính vì bà không chịu nổi cảnh đánh mất hết vinh sủng đó, nhất là vương vị của con trai mình lại đang ở thế bị lung lay, bà đã toan giết vua.

Cơ duyên gặp vua và nghi vấn là ái nữ duy nhất còn sống của gia tộc Nguyễn Trãi

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 2.

Vị Quý phi được nhắc đến bên trên, không ai khác, chính là Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1441. Theo một số sử liệu chính thức, bà được cho là con gái của tướng Nguyễn Đức Trung. Thân mẫu của bà không được nhắc tên, nhưng được biết đến là bạn thân của bà Ngô Thị Ngọc Dao - phi tần của vua Lê Thái Tông, đồng thời cũng là mẹ đẻ của vua Lê Thánh Tông. Chính vì mối liên hệ này nên tình cảm của Thị Hằng và Lê Thánh Tông đã được vun vén ngay khi hai người gặp nhau lần đầu tiên.

Sử chép, vua Lê Thánh Tông khi còn là Hoàng tử, trong một lần đi dạo chơi bên bờ sông Tống Sơn – Thanh Hóa, chợt thấy một cô gái xinh đẹp đang ngồi vo gạo dưới bến. Tức cảnh sinh tình, Lê Thánh Tông bèn ra một vế đối. Bất ngờ, cô gái xinh đẹp ấy đối đáp trả ngược lại cho Hoàng tử. Cảm phục trước sự xinh đẹp và thông minh của cô gái, Lê Thánh Tông bèn tra hỏi xuất thân của nàng thì biết được hóa ra thân mẫu hai bên là chỗ quen biết.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 3.

Từ đó, đôi trẻ cứ thế phát triển tình cảm của mình, cho đến ngày Lê Thánh Tông đăng cơ và Nguyễn Thị Hằng được phong làm Sung Nghi - chủ tử của Vĩnh Ninh Cung.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu khác đặt ra nghi vấn, Nguyễn Thị Hằng lại chính là con gái ruột sống sót duy nhất của Nguyễn Trãi sau kỳ án Lệ Chi Viên. Gia phả họ Nguyễn cho biết, sau vụ án Lệ Chi Viên, gia quyến Nguyễn Trãi có một số người chạy thoát nạn tru di tam tộc. Đó là một người con của ông cùng hai bà vợ thứ tư và thứ năm, đang mang thai. Người con đó không ai khác chính là Nguyễn Thị Hằng.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 4.

Song, sử gia Trần Huy Liệu (Nguyễn Trãi, Khoa Học, 1966) lại viết rằng: "Thế rồi cả gia quyến Nguyễn Trãi bị bắt giam: con gái bị sung làm nô tỳ ở cung vua hay ở các nhà quan, con trai thì chờ ngày ra pháp trường chịu tội tử hình". Như vậy, giả thuyết con gái Nguyễn Trãi sống sót là có. Cùng với sự trùng khớp về ngày tháng năm sinh của Nguyễn Thị Hằng, cũng như là việc được cháu nội Lê Uy Mục lập cho điện thờ tổ tiên ở Thăng Long thành (quê gốc của Nguyễn Trãi). Giả thuyết này càng khẳng định thêm mức độ xác thực.

Giấc mộng lạ đưa chủ tử Vĩnh Ninh Cung một bước lên mây

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 5.

Nguyễn Thị Hằng kể từ khi được phong làm Sung Nghi, chủ của Vĩnh Ninh Cung đã hết sức được Lê Thánh Tông cưng chiều. Nhưng cơ duyên đến thêm một lần nữa, đưa danh phận của nàng, cũng như là gia tộc họ Nguyễn trong triều đình nhà Lê cao hơn mấy bậc. Chuyện là vào một hôm, Sung Nghi nằm mơ thấy mình được đưa lên trời gặp Ngọc Hoàng. Vừa thấy Ngọc Hoàng nàng vội quỳ xuống cầu xin ngài ban cho nàng một đứa con trai. Trước lời cầu xin chân thành, Ngọc Hoàng bèn bảo rằng: "Được, cho Thiên Lộc xuống làm con họ Nguyễn".

Sung Nghi giật mình tỉnh giấc, liền không giấu được niềm vui sướng nên đã kể cho vua Lê Thánh Tông nghe. Nghe xong câu chuyện Lê Thánh Tông cũng rất lấy làm vui mừng, song còn hứa với Sung Nghi nếu quả thật nàng sinh ra con trai, đứa trẻ sẽ lập tức được lập thành Thái tử, kế vị ngai vàng sau khi ông qua đời.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 6.

Quả nhiên, không lâu sau, Sung Nghi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Đứa con được cho là được "Ngọc Hoàng ban tặng" này ngay sau đó được vua Lê Thánh Tông phong làm Đông cung Thái tử như lời hứa. Còn Sung Nghi được nâng bậc trở thành Quý phi của triều đình nhà Lê lâm thời. Mặc khác, cũng nhờ sự thăng tiến quyền lực chốn hậu cung này, Sung Nghi Nguyễn Thị Hằng còn góp phần đưa gia tộc họ Nguyễn của mình trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.

Giấc mộng quý bỗng hóa tai ương, đẩy Quý phi xuống bùn

Ấy thế nhưng, chưa tận hưởng được hết những phú quý vinh hoa mà mình có được, chẳng bao lâu sau, Quý phi Nguyễn Thị Hằng lại bị chính giấc mộng năm nào của mình đẩy xuống tận cùng khổ đau. Bởi lẽ, khi gia tộc của bà trở nên mạnh mẽ đã khiến không ít quan lại trong triều lúc bấy giờ lo ngại. Vì vậy, họ đã tìm cách lật đổ bà, cũng như là gia tộc họ Nguyễn đang làm mưa làm gió chốn quan trường.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 7.

Giấc mộng năm nào đến được tai của một vị cận thần của vua Lê Thánh Tông. Vị cận thần này không khỏi thắc mắc, tại sao Ngọc Hoàng lại nói rằng ban cho họ Nguyễn một đứa con trai, mà không phải là họ Lê. Trong khi đứa trẻ này theo đúng ra là sẽ kế vị Lê Thánh Tông sau này, tiếp tục sự nghiệp vương tộc họ Lê. Chính điều này đã khiến người cận thần nhận ra, đây đúng là một cơ hội hiếm có để ông lật đổ Quý phi và gia tộc của nàng.

Mang điều thắc mắc của mình nói cho vua Lê Thánh Tông nghe, ông liền không khỏi trăn trở trong lòng. Phải chăng đây là điềm báo cho một cuộc đảo chính và gia tộc họ Nguyễn sẽ lật đổ nhà Lê? Và rồi một thời gian ngắn sau đó, vua Lê Thánh Tông bỗng mắc bệnh lạ, toàn thân ngứa ngáy, mụn nhọt mọc khắp người. Cộng thêm nghi vấn nhà Lê bị lật đổ và nhiều lời bàn tán trong triều, ông buộc lòng giam quý phi Sùng Nghi vào cung Trường Lạc, bắt đầu có ý định không cho Đông cung Thái Tử nối ngôi nữa.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 8.

Quý phi Nguyễn Thị Hằng bị nhốt ở cung Trường Lạc gần như bị cô lập, bỏ rơi. Lúc này, nàng mới hiểu ra sai lầm của mình trong việc kể cho Lê Thánh Tông nghe về giấc mộng năm nào. Tiếp đó, để cứu vãn, nàng bao lần nàng tìm cách tấu bày, minh oan, nhưng dường như nhà vua chẳng còn đoái hoài gì nữa. Nàng như mất hy vọng để tìm lại được vinh sủng như xưa, nhưng tệ nhất là tương lai của con trai nàng đang bị đe dọa.

Nghi vấn giết vua, bảo vệ quyền lợi cho con trai và cái kết buồn của một Quý phi 

"Trong lo lắng, đau đớn, bỗng nàng thấy lóe lên một tia hy vọng, nếu ta… nếu ta dám làm điều này! Thôi, nàng nghĩ cũng phải vì con, vì dòng họ!" - đó là một đoạn trích trong quyển sách "36 hoàng hậu, hoàng phi Thăng Long" khi đề cập tới việc Quý phi Nguyễn Thị Hằng bắt đầu lập mưu giết vua để bảo vệ vương vị cho con trai mình. Tuy nhiên dù việc này được nhiều sử sách ghi lại, nhưng nó lại không nằm trong Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn nên đến tận ngày nay, nó cũng chỉ là nghi vấn.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 9.

Vào một hôm, Quý phi Nguyễn Thị Hằng quyết liệt năn nỉ, khóc lóc xin được vào thăm Thánh thượng một lần, trước khi ngài nguy kịch. Lê Thánh Tông mủi lòng, cũng nhớ tới Quý phi và Thái tử, nên suy nghĩ một lát, ông quyết định cho nàng vào gặp. Nguyễn Thị vào trông thấy chồng, liền quỳ xuống, ôm lấy tay Lê Thánh Tông mà khóc nức nở, rồi nàng xoa bóp tay chân, tiếp đó ngầm giấu thuốc độc trong tay mà sờ vào những vết ngứa lở của nhà vua, tỏ vẻ đầy thương xót. Hôm sau, Lê Thánh Tông băng hà mà chưa kịp trăn trối gì.

Thế là cứ theo di chỉ còn lại, Đông cung Thái tử con trai của Quý phi Nguyễn Thị Hằng trở thành người nối ngôi, hiệu là Lê Hiến Tông. Sau khi lên ngôi, vua Hiến Tông tôn bà làm Trường Lạc Thánh Từ Hoàng thái hậu, cho ở cung Trường Lạc và phụng dưỡng rất chu đáo. Tuy nhiên, cai trị ngai vàng được 7 năm thì Lê Hiến Tông qua đời.

Chuyện đời như phim của một Quý phi trong sử Việt: đang được yêu chiều bỗng thất sủng, hạ độc giết vua, cuối cùng lại bị cháu nội ban chết - Ảnh 10.

Hoàng Thái tử Lê Thuần lên ngôi, tức Lê Túc Tông, tôn bà nội Nguyễn Thị Hằng làm Thái hoàng Thái hậu. Đáng tiếc, Túc Tông cũng yểu mệnh, trị vì chưa đầy 1 năm thì mất khi mới 17 tuổi. Do không có con trai, nên trước khi qua đời, Túc Tông chỉ định cho anh trai mình là Lê Tuấn nối ngôi, nhưng vì chê Lê Tuấn có mẫu thân thấp hèn, Thái hoàng Thái hậu không đồng ý. Ấy vậy mà dù cho bà có phản đối, Lê Tuấn tức Lê Uy Mục cũng kế vị, tôn bà thành Trường Lạc Thánh Từ Thái hoàng Thái hậu.

Bất ngờ, đến ngày 8 tháng 4, năm Đoan Khánh thứ nhất (1505), Uy Mục Đế sai người giết chết Thái hoàng Thái hậu tại chính tẩm của bà vì vẫn ghi hận trong lòng việc bà phản đối ông lên ngôi, lúc đó bà thọ độ 65 tuổi. Ngày 27 tháng 4, năm đó, Uy Mục Đế truy tôn thuỵ hiệu cho bà là Huy Gia Tĩnh Mục Ôn Cung Như Thuận Thái Hoàng Thái hậu, an táng ở khu sơn lăng nay là Lam Sơn, Thanh Hóa.

(Nguồn: Hoàng hậu hoàng phi Thăng Long Hà Nội – Nhà Xuất BảnThanh Niên, trang 79-85, Đại Việt Sử Ký ToànThư, Tập 2 – NXB Khoa học xã hội - Ấn phẩm năm 1998; Phần bản kỷ thực lục, QuyểnXIII: Thánh Tông Thuần Hoàng Đế. Ảnh minh họa)

Chia sẻ