Cảnh báo "bẫy" thể tích sơn: Làm sao để nhận biết?

Quang Vũ,
Chia sẻ

Bên cạnh vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang bị người tiêu dùng phát hiện, thời gian gần đây một chiêu "móc túi" cũng được người tiêu dùng thông thái và các chuyên gia bóc phốt chính là chiêu gian lận định lượng/ khối lượng trong mỗi sản phẩm của một số nhà sản xuất sơn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng được người tiêu dùng chia sẻ trên mạng xã hội.

 Tưởng rẻ mà hóa đắt!

Thấy đầu hè năm nay ít mưa, vợ chồng anh Trịnh Thanh B (Thanh Xuân - Hà Nội) quyết định sơn lại ngôi nhà 3 tầng có diện tích 40m2/ 1 sàn sau gần 10 năm sử dụng, với ngân sách dự trù khoảng 30 triệu VNĐ. Khi tham khảo, anh ngạc nhiên vì báo giá các tốp thợ chênh nhau đến cả chục triệu đồng. Do đó, để kiểm soát chi phí, anh B quyết định thuê thợ tính công và tự mua sơn theo số lượng thực tế mà thợ báo trong quá trình thi công. Thế nhưng, đến khi quyết toán, tổng chi phí sơn vẫn vượt ngân sách gần 10 triệu đồng mà không rõ nguyên nhân.

Gia đình chị Vũ Thị D cũng gặp cảnh tương tự khi chi phí sơn vượt 18% so với dự toán trong quá trình xây dựng nhà dù sử dụng thuê trọn gói. Với diện tích sơn lên gần 1000 m2 cho ngôi nhà 7 tầng của mình thì số tiền phát sinh không hề nhỏ. Hỏi thợ thì nhận được câu trả lời vô cùng "hợp lý" về việc chi phí bị đội lên còn phụ thuộc mức độ đậm đặc hay loãng của từng loại sơn, một yếu tố mà khi thi công mới biết chính xác.

Theo anh N.K - một người có sở thích chăm chút cho không gian sống nên anh thường có thói quen tân trang lại ngôi nhà mỗi 2-3 năm 1 lần - chia sẻ, lý do của việc đội giá dự toán khi sơn sửa nhà của nhiều gia đình phần lớn là do mua sơn không đúng thể tích. "Trên bao bì của hãng sơn ghi 15L to chà bá ở giữa, còn 13.5L in trên cái nhãn bé tý dán ở góc"- anh N.K cho hay. Điều này có nghĩa là mỗi thùng sơn bị "rút ruột" xuống chỉ còn 13,5L.

Cảnh báo bẫy thể tích sơn: Làm sao để nhận biết? - Ảnh 1.

Cùng trên một thùng sơn nhưng có 2 thông số thể tích khác nhau (15L và 13,5L). Trong đó, thể tich thực của thùng sơn chỉ có 13,5L lại được in rất nhỏ khiến người tiêu dùng khó nhận thấy

Đồng quan điểm, anh L.N.S - chủ một quán cà phê cho rằng, với người mua cả chục thùng trở lên để sơn nhà lớn hay décor làm quán café như anh thì con số chênh lệch không hề nhỏ. Chung quy lại, dù ít hay nhiều, thì dưới góc độ người mua, mình vẫn mong nhận được đúng, đủ những gì mình đã bỏ ra.

Người trong nghề nói gì về vụ "rút ruột" thể tích?

Thực tế, nếu dạo qua một số đại lý sơn, không khó để bắt gặp tình trạng 2 con số khác nhau về thể tích được in trên nhãn mác của thùng sơn, xuất hiện ở cả hãng lớn và nhãn không tên tuổi bày bán trên thị trường.

Cảnh báo bẫy thể tích sơn: Làm sao để nhận biết? - Ảnh 2.

Sơn Dulux là một trong số thương hiệu sơn uy tín được các Kiến trúc sư khuyên dùng vì có thể tích chuẩn như công bố trên bao bì

Lý giải cho sự chênh lệch giữa hai con số 15L và 13.5L trên cùng bao bì của một thương hiệu sơn lớn, một số cửa hàng sơn thường cho rằng dung tích thực ít hơn là để chừa không gian cho việc pha màu. Tuy nhiên, lập luận này trở nên không nhất quán khi so sánh với sản phẩm từ các thương hiệu khác như Dulux, vốn chỉ ghi một con số thể tích đồng nhất.

Trao đổi về vấn đề này, theo KTS Kiều Đạo - CEO tại Kiến Trúc Panora và quản trị viên một cộng đồng chuyên về xây dựng – thiết kế (thường xuyên có chia sẻ kiến thức giúp người dùng hiểu đúng – mua đúng) thì thông thường đối với các màu sắc có cường độ thông dụng phổ biến, chất màu thường được sử dụng với % tỷ lệ thể tích rất nhỏ so với sơn gốc, ví dụ như với 13.5L sơn nhãn A thì lượng chất màu sử dụng chỉ trên dưới 0.04L, nên việc đại lý hay cửa hàng sơn lý giải để chừa không gian pha màu là không hợp lý.

Còn trên Diễn Đàn Xây Dựng Việt Nam, câu chuyện thùng sơn ghi 15L nhưng thực chất chỉ có 13.5L vốn không còn xa lạ với người trong nghề. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chuyện "thiếu" thể tích thì vẫn chưa thấy hết vấn đề. Điều quan trọng là khi lựa chọn sơn, người dùng không chỉ cần chú ý đến thể tích thực mà còn cần cân nhắc thêm các yếu tố khác, trong đó độ tiêu hao sơn trên mỗi mét vuông (hay còn gọi là độ phủ) cũng là tiêu chí rất đáng lưu ý. Ví dụ: Căn nhà có diện tích tường khoảng 399m², nếu sử dụng sơn Dulux đủ 15L với độ phủ lên tới 13m2/lít/lớp sẽ cần khoảng 4 thùng. Nhưng nếu dùng sơn của hãng khác có thể tích thực 13.5L, thì số thùng cần thiết có thể tăng lên hơn 5 thùng.

Cảnh báo bẫy thể tích sơn: Làm sao để nhận biết? - Ảnh 3.

Do đó, lời khuyên chọn sơn "tiết kiệm" nhất cho gia chủ khi đi mua sơn là cần mua hãng sơn có công bố thể tích chuẩn rõ ràng và độ phủ cao thì khi xây mới cải tạo nhà mới tối ưu được chi phí không phát sinh và đảm bảo hiệu quả chất lượng./.

Chia sẻ